III. Báo cáo nhóm
THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN NẰM NGANG CỦA TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT
U
I.Mục tiêu * Kiến thức:
- Tìm hiểu hoạt động của la bàn tang.
- Củng cố kiến thức về từ trường trong ống dây, khung dây tròn, dây dẫn thẳng, nguyên lý chồng chất
từ trường, sự định hướng của nam châm thử trong từ trường.
* Kỹ năng:
- Sử dung la bàn tang hay dung cụ tự chế để đo từ trường Trái Đất
- Vận dụng nguyên lý chồng chất từ trường
- Thiết kế và bố trí thí nghiệm để đo từ trường Trái Đất
* Thái độ:
- Hứng thú với các hí nghiệm vật lý nhằm tìm ra kiến thức, sáng tạo ra thí nghiệm
- Có tinh thần làm việc nhóm, tác phong làm việc khoa học,cẩn thẩn, tỉ mỉ chính xác
U
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:
- Chia nhóm, giao bài tập về nhà cho học sinh và một số dụng cụ thí nghiệm cần thiết.
- Định hướng tư duy cho học sinh bằng hệ thống câu hỏi cho trước trong phiếu bài tập.
- Soạn giáo án dạy
Học sinh:
- Đọc SGK bài thực hành thí nghiệm đo thành phần nằm ngang của từ trường Trái Đất.
- Trả lời các câu hỏi định hướng.
- Thiết kế và tiến hành thí nghiệm thử các ý tưởng đã soạn.
U
III. Kiểm tra bài cũ (10 phút)
Câu hỏi kiểm tra:
1.Nêu đặc điểm về phương chiều và công thức tính độ lớn của vecto cảm ứng từ do vòng tròn mang dòng điện gây ra ở tâm của nó.
2. Nếu ta đặt một kim nam châm nhỏ có thể quay quanh trục thẳng đứng ngay tâm của vòng dây nằm trong mắt phẳng thẳng đứng thì nam châm thử sẽ định hướng vuông góc với mặt phẳng vòng dây không? Vì sao?
U
IV. Tiến trình giảng dạy
Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Thiết kế thí nghiệm tự chế đo từ trường Trái Đất (10phút)
Giáo viên nêu bài tập tình huống :
Với la bàn, ampe kế, vôn kế, dây dẫn đủ dài và nguồn điện (pin) trong tay, bạn hãy đề xuất cách xác định từ trường trái đất. Tiến hành đo thành phần nằm ngang của từ trường trái đất ở sân trường của bạn. (BTST)
- Giáo viên chọn nhóm có bài tập làm tốt
nhất trình hay sáng tạo để trình bày trước lớp.
- Giáo viên cho các nhóm khác nêu ý kiến
nhận xét hay thắc mắc
- 2 học sinh đại diện nhóm trình bày phần
thiết kế thí nghiệm theo các mục trong bảng báo cáo (Mục đích, cơ sở lý thuyết, phương án thí nghiệm, báo cáo kết quả )
- Học sinh các nhóm còn lại lắng nghe,
phát biểu ý kiến
- Học sinh nhóm trình bày trả lời, học sinh
các nhóm khác bổ sung.
Hoạt động 2: Tiến hành đo từ thành phần nằm ngang của từ trường Trái Đất với dụng cụ của phòng thí nghiệm
- Giáo viên giới thiệu la bàn tang và cách sử
dụng.
thực hiện thí nghiệm theo chỉ dẫn của SGK, ghi nhận kết quả thí nghiệm.
- Giáo viên quan sát các nhóm làm việc
- Giáo viên xem kết quả của các nhóm và
nhận xét về kết quả, phần trả lời câu hỏi, tinh thần làm việc của các nhóm trong tíêt học, cho điểm các nhóm (chú ý nhiều đến tính sáng tạo của các nhóm trong thiết kế thí nghiệm).
hiện thí nghiệm theo chỉ dẫn của SGK
- Học sinh ghi nhận kết quả thí nghiệm
vào bảng báo cáo
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
Giáo viên nêu câu hỏi củng cố:
1.Tại sao dùng la bàn tang ta không thể xác định thành phần thẳng đứng của từ trường Trái Đất?
2.Có thể dùng dòng điện xoay chiều để tạo từ trường trong cuộn dây của la bàn tang được không? Vì sao?
Bài tập về nhà: Hãy thiết kế thí nghiệm giúp đo thành phần thẳng đứng của từ trường Trái Đất. (BTST)