- Hình ảnh trên tivi tạo ra do sự chuyển động của
KẾT LUẬN CHƯƠNG
Thông qua việc tìm hiểu mục tiêu dạy học, và nội dung chương “từ trường” và “cảm ứng điện từ” và vận dụng lý thuyết TRIZ, chúng tôi đã tiến hành xây dựng được các BTST và đề xuất cách sử dụng các bài tập ấy vào các hình thức học tập vật lý khác nhau tạo sự đa dạng phong phú trong dạy học vật lý giúp học sinh gắn kết kiến thức và thực tế, yêu thích học vật lý và đặc biệt là phát triển tư duy sáng tạo.
Giáo viên THPT có thể sử dụng các nguyên tắc sáng tạo để xây dựng BTST về vật lý từ các BTCS quen thuộc trong các SGK, sách bài tập, tạo ra các BTST phong phú đưa vào các giáo án dạy học của mình. Khi tiến hành xây dựng các BTST chúng tôi nhận thấy rằng từ các BTLT, nhờ các nguyên tắc sáng tạo, chúng ta có thể xây dựng ra nhiều BTST phong phú và ý nghĩa thực tế, gắn kết được vật lý và đời sống, kỹ thuật, có thể tạo sự hứng thú cho học sinh hơn. Các BTST có thể đưa vào các hình thức dạy học khác nhau một cách tự nhiên với số lượng và mức độ khó phù hợp.
Hệ thống câu hỏi tư duy phù hợp giúp HS hướng đến việc sử dung các nguyên tắc sáng tạo là thật sự cần thiết với các BTST. Vì thế cần phải có hệ thống câu hỏi tư duy đi kèm với mỗi BTST. Mặt khác các lời giải gợi ý tóm tắt cần được xem xét nhiều cách khác nhau, lường trước nhiều cách giải có thể có của bài toán. Khi HS giải có thể sẽ xuất hiện những phương án mới, GV nghiên cứu và đưa những phương án ấy vào các BTST của mình để hoàn chỉnh chúng hơn nữa.
Các BTST cùng hệ thống câu hỏi định hướng tư duy đã soạn được lựa chọn để đưa vào các giáo án và tiến hành thực nghiệm sư phạm giúp tìm hiểu sự phù hợp, khả thi và hiệu quả của các bài tập và các phương án sử dụng đề xuất.