Báo cáo của AFTA-CER FTA Task force CER năm 2000.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chế độ MFN và NT nhằm hoàn thiện và điều chỉnh chính sách thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27 - 30)

phát triển và kém phát triển. Vì vậy, vào thời điểm ký kết hiệp định cuối cùng của Vòng đàm phán Uruguay, ngày 15/4/1994, đã có tới 61 danh mục miễn trừ MFN đợc các nớc đệ trình và trở thành một bộ phận của Hiệp định chung về thơng mại dịch vụ (GATS). Việc trình bày đầy đủ 61 danh mục này sẽ là không cần thiết trong phạm vi nghiên cứu này, vì vậy, dới đây chỉ là tóm tắt những nét chung cơ bản của các miễn trừ.

Để đảm bảo thống kê đầy đủ các miễn trừ MFN của các nớc, mỗi nớc đợc yêu cầu cung cấp 5 hình thức thông tin về mỗi miễn trừ MFN (miễn trừ MFN) của mình, bao gồm:

- Mô tả lĩnh vực hoặc các lĩnh vực mà miễn trừ MFN đợc áp dụng;

- Mô tả các biện pháp và chỉ ra lý do chúng không phù hợp với quy định về MFN của GATS (Điều II);

- Nớc hoặc các nớc mà các biện pháp đó áp dụng; - Thời hạn dự kiến của miễn trừ;

- Các điều kiện tạo nên sự cần thiết phải sử dụng miễn trừ.

Khi các cam kết theo GATS đợc thực hiện, miễn trừ MFN sẽ có tác dụng chỉ cho phép các nớc mà miễn trừ MFN áp dụng đợc hởng các đối xử thuận lợi hơn trong khi các nớc khác không đợc hởng chúng. Danh mục miễn trừ này không cần liệt kê các biện pháp cung cấp tự do hoá thơng mại dịch vụ thuận lợi hơn giữa các thành viên thuộc các thoả thuận hội nhập kinh tế nh: các khu vực th- ơng mại tự do, các đối xử u đãi theo Điều V của GATS (hội nhập thị trờng lao động).

Năm 1996, cơ quan Đại diện thơng mại Hoa Kỳ đã nghiên cứu các danh mục cam kết của chín (9) nớc Mỹ La tinh gồm Argentina, Bolivia, Brazil, Chile, Colombia, Paraguay, Peru, Uruguay, và Venezuela trong GATS. Đối với miễn trừ MFN, báo cáo nhận xét nh sau:

Trong các trờng hợp cụ thể, các nớc Nam Mỹ đã liệt kê các miễn trừ MFN. Những miễn trừ này chủ yếu ảnh hởng đến dịch vụ giao thông đờng bộ và dịch vụ nghe nhìn. Đối với dịch vụ giao thông đờng bộ, nhiều nớc đã đa ra miễn

trừ MFN để phù hợp với các thoả thuận hiện hành mà các thoả thuận này đã dành các đối xử u đãi cho các hãng của các nớc láng giềng. Đối với lĩnh vực dịch vụ nghe nhìn, nhiều nớc đã duy trì quyền cấp đối xử u đãi cho các nớc mà họ có các thoả thuận cùng sản xuất.

Báo cáo của Hội đồng rà soát các miễn trừ MFN họp ngày 5/7/2000 đã rà soát lại các miễn trừ MFN mà các thành viên WTO đa ra và ghi nhận hai lĩnh vực quan trọng là dịch vụ tài chính và dịch vụ giao thông vận tải nh sau:

- trong lĩnh vực dịch vụ tài chính: có 51 biện pháp không phù hợp với nguyên tắc MFN;

- trong lĩnh vực dịch vụ giao thông vận tải: có gần 150 biện pháp liên quan đến 8 tiểu lĩnh vực không phù hợp với MFN.

Bảng dới đây cho thấy một số ngoại lệ về MFN đợc các thành viên APEC áp dụng:

Lĩnh vực dịch vụ Nớc áp dụng (thành viên APEC) Dịch vụ kinh doanh

Dịch vụ chuyên môn New Zealand, Singapore, Thái Lan, Dịch vụ khác Canada, Malaysia, Mexico, Thái Lan

Dịch vụ thông tin

Dịch vụ viễn thông Hoa Kỳ

Dịch vụ nghe nhìn Australia, Brunei, Canada, Chilê, New Zealand, Singapore, Hoa Kỳ

Dịch vụ xây dựng Indonesia

Dịch vụ tài chính Brunei, Canada, Indonesia, Pêru, Philippines, Singapore, Hoa Kỳ

Dịch vụ du lịch Mexico

Dịch vụ thể thao văn hoá Pêru

Dịch vụ giao thông vận tải

Hàng hải Canada, Chilê, New Zealand, Pêru, Philippines, Thái Lan

Hàng không Canada, Hàn quốc, Singapore, Thái Lan, Hoa Kỳ

Đờng sắt Chilê, Pêru

Đờng bộ Chilê, Mexico, Pêru, Thái Lan, Hoa Kỳ

Đờng ống Hoa Kỳ

Phụ trợ Singapore

Nguồn: 2001/SOM1/CTI/0056

Nh vậy, nhìn chung MFN áp dụng trong thơng mại dịch vụ không chặt chẽ và khắt khe nh trong thơng mại hàng hoá. Tuy nhiên, đây là đối tợng đàm phán trong các cuộc đàm phán đa phơng tới đây của WTO.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chế độ MFN và NT nhằm hoàn thiện và điều chỉnh chính sách thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w