- Dịch vụ viễn thông
6. Các khuyến nghị cải cách chính sách thuế
6.4 Hoàn thiện công tác quản lý thuế
Việc thực hiện các biện pháp để hoàn thiện công tác quản lý thuế có ý nghĩa quan trọng trong việc chống thất thu thuế. Điều này có ý nghĩa quan trọng khi chúng ta tiến hành giảm các mức thuế suất để thực hiện các nguyên tắc của các định chế khu vực và quốc tế trong điều kiện hội nhập. Đồng thời, việc quản lý thuế tốt cũng nhằm đảm bảo các mức thuế suất, đặc biệt là thuế suất MFN đợc áp dụng đúng đối tợng, đúng với chủ trơng đối xử bình đẳng giữa các quốc gia của Nhà nớc ta. Trong vấn đề này, cần tập trung chú ý nhất việc quản lý thu thuế đối với những thu nhập đợc phát sinh từ nớc ngoài, tiến hành quản lý đối tợng nộp thuế bằng mã số. Ngoài ra tăng cờng chất lợng kiểm tra, thanh tra thuế và tạo môi trờng đơn giản, rõ ràng để khuyến khích tính tuân thủ pháp luật của các đối tợng nộp thuế.
Tham gia vào quá trình hội nhập, việc hoàn thiện công tác quản lý thuế là cần thiết và phải đợc thực hiện từ khía cạnh tạo ra một hệ thống quản lý phù hợp với các nớc trong khu vực và quốc tế. Vấn đề này yêu cầu rõ nhất đối với thuế xuất nhập khẩu và thể hiện trong một số yêu cầu hoàn thiện sau:
- Sửa đổi hệ thống mã số hiện hành của Biểu thuế xuất nhập khẩu theo mức 8 số phù hợp với Danh mục biểu thuế chung của các nớc ASEAN đang đ- ợc soạn thảo.
- Nghiên cứu để áp dụng việc xác định trị giá hải quan theo GATT để xoá bỏ tình trạng áp dụng thuế nhập khẩu tối thiểu khác nhau đối với những hàng hoá có xuất xứ khác nhau.
- Nghiên cứu để áp dụng các mức thuế suất u đãi, thuế suất phổ thông, thuế suất tạm thời phù hợp với thông lệ quốc tế và tạo điều kiện thuận lợi…
khi tham gia vào các tổ chức kinh tế, thơng mại khu vực và thế giới.
Ngày nay, nhiều nớc đang tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế khu vực cũng nh nền kinh tế toàn cầu. Đó là quá trình tự do hoá thơng mại bằng các biện pháp cắt giảm hàng rào quan thuế và phi quan thuế. Vì thế, về lâu dài thu về thuế xuất nhập khẩu trong tổng số thu ngân sách sẽ giảm dần về tỷ trọng cũng nh về giá trị tuyệt đối là xu thế tất yếu. Điều này sẽ càng xảy ra nhanh chóng hơn khi Việt Nam mở rộng diện dành đối xử tối huệ quốc cho các đối tác nớc ngoài. Hiện nay, ở các nớc công nghiệp phát triển, mức độ tự do hoá thơng mại tơng đối cao, thu thuế xuất nhập khẩu chiếm khoảng từ 7% đến 8% thu nhập của Chính phủ, trong khi đó tổng thu về ngân sách chiếm khoảng từ 40% đến 50% GDP. Nh vậy, trong tiến tình tham gia hội nhập khu vực và thực hiện các nguyên tắc MFN, NT Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Tham gia vào quá trình này và thực hiện cải cách hệ thống, chính sách thuế chắc chắn sẽ dẫn đến những thay đổi trong cơ cấu số thu từ thuế, tỷ trọng thuế gián thu (trong đó có thuế nhập khẩu) sẽ giảm và ngợc lại tỷ trọng thuế trực thu sẽ tăng lên. Việc chúng ta nghiên cứu ban hành các luật thuế: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân chính là bớc cải cách căn bản đầu tiên nhằm khai thác tối đa các
nguồn thu cho ngân sách nhà nớc, đồng thời tạo ra những công cụ thuận lợi để thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nớc.