Các biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nớc và chính sách công cụ phi thuế quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chế độ MFN và NT nhằm hoàn thiện và điều chỉnh chính sách thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 88 - 95)

- Dịch vụ viễn thông

7. Các biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nớc và chính sách công cụ phi thuế quan

thuế quan

Cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung trong một thời gian dài đã tạo cho các nhà sản xuất trong nớc thói quen ỷ lại vào chính sách bảo hộ mậu dịch, ít quan tâm đến khả năng cạnh tranh, vấn đề hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác, tham gia vào quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực, cùng các nớc ASEAN xây dựng khu vực mậu dịch tự do và tiến tới là gia nhập WTO, chúng ta không thể đi ngợc lại với xu thế chung của quá trình tự do hoá thơng mại để tiếp tục duy trì hàng rào bảo hộ mậu dịch. Hơn nữa, việc thực hiện nguyên tắc MFN và NT cũng đòi hỏi chúng ta phải xoá bỏ những biện pháp bảo hộ đang đợc áp dụng đối với sản xuất trong nớc. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển nh Việt Nam hiện nay nếu loại bỏ ngay các hình thức bảo hộ thì các nhà sản xuất trong nớc, vốn đã yếu kém so với các nhà sản xuất nớc ngoài chắc chắn sẽ không còn cơ hội vơn lên đợc. Nói cách khác, nếu không đợc bảo hộ hợp lý trong thời gian đầu hội nhập thì các doanh nghiệp trong nớc sẽ bị chết yểu ngay trên sân nhà. Do đó vấn đề bảo hộ cho sản xuất trong nớc cần đợc thực hiện nh sau:

* Nguyên tắc bảo hộ chung:

+ Chỉ bảo hộ những mặt hàng sản xuất trong nớc đáp ứng nhu cầu có tiềm năng phát triển về sau, tăng thu ngân sách và giải quyết lao động.

+ Nguyên tắc bảo hộ phải đợc áp dụng thống nhất cho mọi thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp có vốn nớc ngoài. Điều này đòi hỏi một định hớng sáng suốt trong việc hoạch định chính sách phù hợp với cơ chế thị trờng, tạo điều kiện bình đẳng trong cạnh tranh kinh tế.

+ Cơ sở bảo hộ đợc quy định cho một số ngành nghề và có thời hạn cụ thể. Về nguyên tắc, không có bảo hộ vĩnh viễn bất kỳ ngành nghề nào.

+ Việc bảo hộ phải phù hợp với tiến trình tự do hoá thơng mại và các hiệp định quốc tế mà Chính phủ ký kết.

Cụ thể đối với CEPT, vì CEPT là hiệp định quốc tế đầu tiên về hợp tác kinh tế khu vực mà Việt Nam tham gia, trong khi chúng ta còn cha có kinh nghiệm trong các vấn đề thực hiện bảo hộ thông qua các biện pháp phi thuế quan cũng nh vấn đề tiến hành loại bỏ chúng, do đó, khi thực hiện AFTA, cần cố gắng duy trì việc bảo hộ một cách hợp lý nhất, đồng thời thực hiện những cam kết về cắt bỏ bảo hộ một cách từ từ để đảm bảo cho các nhà sản xuất trong nớc có thể quen dần với môi trờng không có bảo hộ, trên cơ sở từng bớc thực hiện các vấn đề sau:

- Xác định cụ thể chính sách bảo hộ sản xuất trong nớc với các yêu cầu về mức độ và thời gian bảo hộ thích hợp cho từng ngành sản xuất, phù hợp với chiến lợc u tiên phát triển ngành nh đã đề cập ở phần trên.

- Trên cơ sở những yêu cầu về mức độ bảo hộ, xây dựng tiến trình cắt giảm thuế quan cho các mặt hàng trong Danh mục loại trừ tạm thời một cách thích hợp, theo hớng những mặt hàng nào cần đợc bảo hộ ở mức cao nhất sẽ đợc đa vào cắt giảm thuế sau cùng và những mặt hàng không cần bảo hộ sẽ đợc cắt giảm thuế sớm hơn. Chẳng hạn, đối với những ngành mà Việt Nam có lợi thế so sánh trớc mắt, hàng rào bảo hộ có thể đợc loại bỏ sớm hơn và kế hoạch cắt giảm thuế quan có thể đợc thực hiện trớc năm 2003; và đối với những ngành có lợi thế so sánh kém hơn hay là những lợi thế tiềm năng, hàng rào bảo hộ có thể đợc duy trì lâu hơn và kế hoạch cắt giảm thuế quan đợc thực hiện trớc năm 2006.

Hiện nay phần lớn các mặt hàng cần đợc bảo hộ cao - đang có mức thuế suất thuế nhập khẩu lớn hơn 20% - đều đang đợc đa vào Danh mục loại trừ tạm thời để có thể kéo dài thời gian phải thực hiện cắt giảm thuế và loại bỏ bảo hộ. Bắt đầu từ năm 1999 chúng ta thực hiện các bớc chuyển hàng hoá từ danh mục này sang danh mục cắt giảm thuế để thực hiện cắt giảm. Nh vậy, chúng ta có một khoảng thời gian nhiều nhất là 2 năm để tiến hành nghiên cứu, xác định cụ thể chính sách bảo hộ với các mức độ bảo hộ cần thiết cho các ngành.

- Phối hợp việc cắt giảm thuế với việc loại bỏ các rào cản phi quan thuế một cách linh hoạt và thích hợp để có thể duy trì bảo hộ cho các ngành sản xuất trong những trờng hợp cần thiết.

* Đồng thời với việc xác định chính sách bảo hộ, cần gấp rút triển khai việc xây dựng và hoàn thiện một hệ thống các biện pháp phi thuế quan hữu hiệu, phù hợp và đợc thông lệ quốc tế cho phép. Thực hiện đợc vấn đề này sẽ tạo điều kiện bảo hộ hợp lý cho các nhà sản xuất trong nớc khi chúng ta buộc phải cắt giảm hàng rào bảo hộ thuế quan. Điều này là hết sức cần thiết trong thời gian đầu Việt Nam mới thực thi các quy định về MFN và NT.

Hiện nay các biện pháp phi thuế quan của nớc ta còn đơn giản, chủ yếu mới chỉ là các biện pháp về giấy phép, hạn ngạch, còn thiếu những biện pháp về kỹ…

thuật, chất lợng với những quy định một cách hệ thống và chi tiết nh các nớc và nhất là cha có định hớng theo chính sách bảo hộ sản xuất trong nớc.

Trớc tiên, việc xây dựng hệ thống chính sách phi thuế quan của Việt Nam khi tham gia hợp tác kinh tế quốc tế phải đảm bảo đợc các mục tiêu sau:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thơng mại của Việt Nam, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, góp phần tăng thu ngân sách;

- Bảo hộ hợp lý sản xuất trong nớc, khuyến khích đổi mới khoa học kỹ thuật, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trờng quốc tế;

- Góp phần tích cực cho việc hội nhập của Việt Nam vào nền thơng mại thế giới, phục vụ công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nớc.

Việc xây dựng hệ thống chính sách phi thuế quan cũng phải quán triệt những nguyên tắc sau:

- Những biện pháp phi thuế quan phải phù hợp với thông lệ quốc tế đã đợc cụ thể hoá ở WTO;

- Hệ thống phi thuế quan phải đủ mạnh để bảo vệ nền sản xuất non trẻ trong nớc, song cũng phải tạo đà và thúc giục các doanh nghiệp tự đổi mới, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trên trờng quốc tế;

- Tuy lấy mục tiêu tạo thuận lợi cho thơng mại là chính, nhng phải có sự kết hợp chặt chẽ, khéo léo giữa hệ thống hàng rào thuế quan với hệ thống các biện pháp phi thuế quan, giữa tự do hoá mậu dịch theo quy định của CEPT với việc bảo hộ sản xuất trong nớc, đặt quyền lợi quốc gia lên hàng đầu;

- Hệ thống phi thuế quan phải đảm bảo nguyên tắc luôn tạo ra đợc một lối thoát nhất định khi nền thơng mại trong nớc bị đe doạ trớc sức cạnh tranh quốc tế;

- Các biện pháp phi thuế quan của Việt Nam cần định hình theo hớng tăng cờng tự do hoá mậu dịch, loại bỏ dần những trở ngại về thơng mại tơng ứng với mức độ phát triển kinh tế, phù hợp với xu thế chung thời đại và với yêu cầu của các doanh nghiệp trong nớc, mở đờng cho kinh tế và th- ơng mại phát triển.

Để có cơ sở áp dụng các biện pháp phi thuế quan một cách hữu hiệu theo các mục tiêu và nguyên tắc nêu trên, đồng thời phù hợp với chính sách bảo hộ sản xuất trong nớc, trớc mắt chúng ta cần phải xác định rõ danh mục những mặt hàng cần đợc u tiên bảo hộ và phân loại chúng theo các cấp độ bảo hộ khác nhau. Việc tính toán đa ra danh mục hàng cần đợc u tiên bảo hộ phải dựa trên kết quả của những phân tích định tính và định lợng tình hình cung cầu trong nớc, sức cạnh tranh của hàng hoá nội địa và các diễn biến của thị trờng quốc tế.

Mặc dù điều kiện hiện tại cha cho phép có những nghiên cứu sâu sắc trên, nhng dựa trên thực tiễn Việt Nam và các nớc ASEAN, trớc mắt chúng ta có thể dự kiến phân loại các mặt hàng bảo hộ của Việt Nam nh sau:

- Bảo hộ cấp 1 (cao nhất): những mặt hàng thuộc danh mục nhạy cảm. - Bảo hộ cấp 2: những mặt hàng thuộc cân đối lớn của nền kinh tế nh ô tô,

- Bảo hộ cấp 3: những mặt hàng tiêu dùng trong nớc có thể sản xuất.

Những mặt hàng không thuộc các danh mục bảo hộ trên có thể huỷ bỏ ngay các hàng rào thuế và phi thuế quan, thực hiện tự do hoá mậu dịch.

Hệ thống chính sách phi thuế quan của Việt Nam trớc mắt có thể xây dựng thành bốn loại lớn sau dựa trên cơ sở sắp xếp lại các biện pháp phi thuế quan cũ và xây dựng thêm một số biện pháp mới phù hợp với quy định của WTO:

- Loại 1- những biện pháp phi thuế quan phổ thông trong khuôn khổ WTO:  Giấy phép nhập khẩu tự động và giấp phép không tự động.

 Quota: quy định theo WTO, bao gồm quota định lợng, quota kết hợp cả định lợng và thuế, quota kết hợp định lợng và giấy phép đặc biệt.  Kiểm tra trớc khi xếp hàng lên tàu.

 Quy tắc xuất xứ.  Thuế đối kháng.

 Biện pháp chống bán phá giá  Biện pháp phòng ngừa.

- Loại 2 - những biện pháp kỹ thuật:

 Những quy chế về tiêu chuẩn kỹ thuật.  Những quy chế về chất lợng.

 Vệ sinh kiểm dịch.  Bảo vệ môi trờng.

- Loại 3 – những biện pháp hành chính: bao gồm những quy chế xuất nhập khẩu khác của nớc ta hiện nay nh đầu mối xuất nhập khẩu, công ty quốc doanh, mà không thể sắp xếp chuyển vào loại 1 và 2 theo nh… quy định của WTO đợc.

- Loại 4 – những chính sách vĩ mô có tác động điều tiết gián tiếp xuất nhập khẩu: cơ chế tỷ giá hối đoái, thanh toán, lãi suất, tín dụng ngân hàng, chính sách đầu t,…

Nếu thực hiện các quy định của CEPT về các biện pháp phi quan thuế mà lấy mốc hiện tại thì chúng ta sẽ phải giảm các biện pháp phi thuế quan sau khi đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các biện pháp phi thuế quan của mình. Công việc này cần đợc tiến hành hết sức khẩn trơng vì đây là một khối lợng công việc rất lớn và cần sự phối hợp của nhiều Bộ, ngành liên quan.

Sau khi hoàn chỉnh hệ thống chính sách phi thuế quan, chúng ta sẽ bắt đầu thực hiện quá trình loại bỏ các rào cản phi thuế quan. Quá trình này sẽ đợc kết hợp chặt chẽ với quá trình cắt giảm thuế quan, dựa trên sự phân loại theo ba cấp độ bảo hộ nh phân tích ở trên và có thể đợc thực hiện theo các bớc nh sau:

- Bớc 1: bắt đầu bằng việc giảm các biện pháp hành chính. - Bớc 2: giảm các biện pháp phi thuế quan phổ thông.

- Bớc 3: tăng cờng áp dụng các biện pháp kỹ thuật và các hình thức bảo hộ gián tiếp vô hình khác.

Kết luận

ác quy định quốc tế về nội dung Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia rất phức tạp và còn nhiều biến động, đặc biệt là trong lĩnh vực thơng mại dịch vụ. Tuy nhiên, trong bối cảnh nớc ta ngày càng hội nhập sâu sắc vào nền kinh tế thế giới và khu vực, tham gia nhiều cam kết quốc tế có các điều khoản về MFN và NT thì việc thi hành đầy đủ các cam kết quốc tế này là rất quan trọng. Để đảm bảo tốt nhất việc thực thi các cam kết quốc tế trên, điều quan trọng là phải hớng hệ thống chính sách thơng mại nớc nhà tới những chuẩn quốc tế, phải làm sao để các chính sách thơng mại của Việt Nam phù hợp với những nguyên tắc kinh tế quốc tế đã đợc thừa nhận rộng rãi mà điển hình là hai nguyên tắc MFN, NT.

C

Việc thực hiện các bớc đi đồng bộ trong quá trình điều chỉnh chính sách trong nớc cho phù hợp với tinh thần và yêu cầu của hai nguyên tắc MFN và NT nằm trong chủ trơng, đờng lối hội nhập, mở cửa nền kinh tế phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc của Việt Nam. Việt Nam đã thể hiện quyết tâm của mình trong việc mong muốn sớm tham gia và thực hiện những chế định chung của thơng mại quốc tế bằng việc thực hiện từng bớc các cam kết, thay đổi chính sách theo hớng tích cực trong các lĩnh vực chủ chốt, đặc biệt là lĩnh vực th- ơng mại hàng hoá. Mặc dù còn nhiều điểm khác biệt, cha phù hợp với các nguyên tắc này, nhng với nỗ lực không ngừng trong thời gian qua, hy vọng rằng Việt Nam sẽ tìm đợc phơng cách và tạo cho mình khả năng vận dụng một cách hiệu quả và tích cực các nguyên tắc MFN và NT trong một tơng lai không xa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chế độ MFN và NT nhằm hoàn thiện và điều chỉnh chính sách thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 88 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w