Cơ cấu luồng FD

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1997-2002 nguyên nhân tăng trưởng chậm và giải pháp khắc phục (Trang 38 - 44)

II. Tình hình thu hút và triển khai các dự án FDI ở Việt Nam

b. Cơ cấu luồng FD

* Cơ cấu FDI theo hình thức đầu t.

Một đặc điểm nổi bật trong luồng FDI vào Việt Nam là sự thống lĩnh của các liên doanh. Trong giai đoạn 1988-1996, các liên doanh chiếm trên 70% số các dự án đợc phê chuẩn và 75% tổng số vốn đăng kí. Đến giai đoạn 1997-2002 tỷ trọng của hình thức này giảm đi rõ rệt, chỉ còn chiếm khoảng 20% - 30% về số dự án và khoảng 40% về số vốn đăng kí. Đặc biệt, các năm 1999-2002 có sự sụt giảm mạnh của hình thức này nhất là năm 2000 khi các liên doanh chiếm 17% số dự án đợc cấp phép và chỉ chiếm 6% số vốn cam kết.

Nét đặc trng trong hình thức liên doanh ở Việt Nam là đại đa số các liên doanh này (trên 90%) có đối tác Việt Nam là các doanh nghiệp Nhà nớc. Các chuyên gia nớc ngoài thờng đa ra quan ngại liên quan đến sự thống trị của các doanh nghiệp Nhà nớc: Quá trình hớng luồng FDI vào các doanh nghiệp Nhà nớc có thể góp phần tạo ra các áp lực chống lại các cải cách cơ cấu sau này vì việc cải cách sẽ khiến cho các doanh nghiệp Nhà nớc phải chịu cạnh tranh gay gắt hơn, từ đó quyền lợi của Nhà nớc bị suy giảm. Các doanh nghiệp này không chỉ lớn mạnh,

họ còn ngầm có ảnh hởng đến các cấp khác nhau trong quá trình ra các quyết định nhằm tạo lập một môi trờng kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Về loại hình doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sở hữu của nhà đầu t nớc ngoài, từ đầu những năm 1990 tỷ lệ của nó đã tăng dần trong tổng FDI đợc duyệt (cả về số dự án và số vốn cam kết). Tỷ trọng của nó đặc biệt tăng mạnh từ năm 1996, tốc độ bình quân hàng năm là khoảng 10% và năm 2001 các doanh nghiệp 100% vốn FDI đã chiếm tới 80,3% số dự án và 66,8% số vốn đăng kí của năm. Yếu tố chính gây ra sự chuyển dịch này, theo các chuyên gia, có lẽ là do các cơ quan chức năng phê duyệt FDI định hớng xuất khẩu áp dụng tiêu chuẩn về sở hữu linh hoạt hơn. Nhà nớc cũng đã cho phép các doanh nghiệp 100% sở hữu nớc ngoài hoạt động trong nhiều lĩnh vực hơn.

Hình thức Hợp tác kinh doanh trên cơ sở Hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ có đợc u thế vào những năm đầu Việt Nam mới cải cách mở cửa và thu hút FDI. Giai đoạn 1988-1990 loại hình FDI này chiếm tới 20% số dự án và 50% số vốn đầu t. Đến giai đoạn 1997-2002 loại hình đầu t này chỉ còn chiếm một tỷ trọng nhỏ, dới 10% số dự án và khoảng 15% - 20% số vốn đăng kí đợc phê duyệt. Tính chung đến hết năm 2002 các Hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ còn chiếm 7% số dự án và 9,6% số vốn cam kết. (Xem thêm chi tiết tại Bảng 10 - Phụ lục)

* Cơ cấu FDI theo chủ đầu t

Tính đến hết ngày 25/09/2002 Việt Nam đã thu hút đợc các nhà đầu t đến từ 67 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng với sự có mặt của rất nhiều các TNCs hùng mạnh trên thế giới (khoảng trên 100 trong tổng số 500 TNCs). Cơ cấu FDI của Việt Nam bộc lộ rõ xu thế tập trung trong khu vực. Xu hớng này có đợc cải thiện đôi chút trong giai đoạn 1997-2002 khi có sự tham gia mạnh mẽ hơn của các nớc OECD nhng tỷ trọng của các nớc Châu á vẫn rất lớn. Trong tổng số 3.495 dự án FDI đợc phê duyệt trong giai đoạn 1988-2002 60% là thuộc về các nớc Châu á (68% nếu tính cả Nhật Bản) còn về số vốn là 62,9%. Các nhà đầu t Châu á này có mặt ở hầu hết mọi lĩnh vực ngành nghề của Việt Nam.

Ngay cả khi cuộc khủng hoảng Châu á nổ ra vào năm 1997, đầu t của các nớc Châu á vào Việt Nam có suy giảm đôi chút nhng họ vẫn là những nhà đầu t hàng đầu. Trong danh sách 10 nhà đầu t lớn nhất ở Việt Nam ( tính đến hết năm 2001) các nớc Châu á chiếm 5 vị trí dẫn đầu.

Bảng 3. 10 Nhà đầu t nớc ngoài lớn nhất ở Việt Nam, tính đến 20/11/2002

Tên nớc Số dự án Tổng vốn (Triệu USD) Vốn pháp định (triệu USD) 1. Singapore 284 6.164 1.956 2. Đài Loan 838 5.484 2.341 3. Hồng Kông 366 3.740 1.536 4. Nhật Bản 358 3.659 1.182 5. Hàn Quốc 462 3.485 1.278 6. Pháp 173 2.584 1.216 7. B.V..islands 150 1.931 762 8. Anh 58 1.803 1.482 9. Nga 74 1.611 1.035 10 Mỹ 161 1.468 589

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu t

Sở dĩ có sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu t Châu á vào Việt Nam là do: thứ nhất, điều kiện địa lí cho phép họ dễ dàng trong việc vận chuyển vốn, trang thiết bị cũng nh trong việc điều hành sản xuất; thứ hai, là do những điều kiện phát triển tơng đối gần nhau từ đó Việt Nam trở thành đối tác thứ 3 trong chu chuyển công nghệ; một lợi thế lớn khác của các nhà đầu t Châu á này là họ quen thuộc và thích nghi tốt với những điều kiện kinh doanh khó khăn (nh cơ sở hạ tầng yếu kém, nạn quan liêu hành chính, những bối cảnh chính sách khó lờng trớc) ở Việt Nam. Các doanh nghiệp này đã có những kiến thức chuyên môn đáng kể về qui trình sản xuất qui mô nhỏ sử dụng nhiều lao động nên họ có lợi thế cạnh tranh mạnh hơn so các doanh nghiệp đến từ các quốc gia công nghiệp phát triển trong môi trờng đầu t của Việt Nam.

Tuy nhiên, điều cần lu ý là Việt Nam là nớc duy nhất trong khu vực dựa t- ơng đối nhiều vào nguồn FDI xuất phát từ khu vực. Đối với những nớc nhận đầu t lớn khác trong khu vực nh Malaysia, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Philippines thì Mỹ và Nhật Bản thay nhau giữ vị trí dẫn đầu theo xếp hạng các nớc đầu t, còn

tỷ trọng các nớc phát triển chiếm trên 70% tổng luồng FDI. Sự lệ thuộc quá lớn vào các nhà đầu t Châu á có thể mang những yếu tố rủi ro. Khi cuộc khủng hoảng Châu á nổ ra vào năm 1997 Việt Nam là một trong những nớc có FDI giảm mạnh nhất. Trong số 5 nớc chịu ảnh hởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng chỉ có Indonesia- nớc chịu ảnh hởng nặng nề nhất do bất ổn về chính trị- là có tỷ lệ giảm mạnh hơn của Việt Nam. FDI vào Malaysia giữ tơng đối ổn định, còn FDI vào Thái Lan, Philippines trên thực tế còn tăng sau khủng hoảng. Hơn nữa với việc ít tiếp nhận FDI từ các quốc gia phát triển Việt Nam sẽ khó có cơ hội tiếp nhận công nghệ nguồn từ các quốc gia này.

Xu thế đáng mừng là trong giai đoạn 1997-2002 tỷ trọng FDI từ các nớc phát triển đã tăng lên. Sau cuộc khủng hoảng năm 1997, trong khi FDI của các nền công nghiệp mới Châu á suy giảm thì FDI của EU lại tăng. Cho đến hết năm 2001 EU đã có tổng cộng 455 dự án đầu t còn hiệu lực với tổng số vốn đăng kí là 6,2 tỷ USD (chiếm khoảng 14% số dự án và 16% số vốn cam kết). Riêng năm 2001 FDI của EU vào Việt Nam đã tăng 61,5% so với năm 2000. Một số quốc gia trong khối EU đã vơn lên trở thành những nhà đầu t lớn nhất vào Việt Nam. Tiêu biểu là Hà Lan trong năm 2001 đã trở thành nhà đầu t lớn nhất vào Việt Nam: 5 dự án với 577,8 triệu USD, tiếp theo là Pháp: 10 dự án với 407,1 triệu USD. Tuy nhiên xét về tổng thể Pháp mới là nhà đầu t EU lớn nhất ở Việt Nam với 158 dự án còn hiệu lực, vốn cam kết là 2,17 tỷ USD.

Đầu t của EU tập trung vào các ngành năng lợng, xây dựng, nông nghiệp, sản xuất rợu bia, ngân hàng, bất động sản, công nghiệp thực phẩm. Cụ thể công nghiệp và xây dựng có 162 dự án với 3,55 tỷ USD (57,3%), dịch vụ có gần 100 dự án với 2,3 tỷ USD (37,1%), còn trong lĩnh vực nông-lâm-ng nghiệp EU là nhà đầu t có tỷ trọng lớn nhất: 30 dự án với 350 triệu USD (8% tổng số vốn so với mức 5% bình quân chung).

Đối với Mỹ, nhà đầu t lớn nhất trên thế giới, tình hình không đợc sáng sủa nh vậy. Sau khi Hiệp định thơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ đợc kí kết vào năm 2000 đã tạo ra một làn sóng các nhà đầu t Mỹ vào Việt Nam. Nhng sau cuộc khủng hoảng năm 1997 thì FDI của Mỹ lại giảm mạnh. Cụ thể: năm 1997 Mỹ có 12 dự

án với số vốn cam kết là 98 triệu USD, năm 1998 có dấu hiệu phục hồi với 309 triệu USD, nhng năm 1999 lại chỉ có 14 dự án với 96 triệu USD. Hai năm 2000-2001 tình hình càng ảm đạm, mỗi năm chỉ có khoảng 10 dự án đợc phê duyệt. Không những thế nhiều sự án FDI của Mỹ vào Việt Nam đã bị giải thể trớc thời hạn nh Công ty liên doanh Chrysler chuyên sản xuất và lắp ráp ô tô với 191,5 triệu USD vốn đăng kí hay dự án liên doanh Harrison Industries Inc. với công ty Tin học Phơng Nam với vốn đăng kí 2 triệu USD. Tính đến hết năm 2001 Mỹ có tổng cộng 120 dự án còn hiệu lực với số vốn là 1,339 tỷ USD, một phần quá nhỏ trong tổng FDI của Mỹ ra nớc ngoài.

Không chỉ có tổng lợng FDI nhỏ, qui mô các dự án của Mỹ cũng nhỏ hơn mức bình quân chung (13,04 triệu USD/dự án so với 16,23/dự án triệu USD). Tỷ lệ góp vốn pháp định, tỷ lệ thực hiện vốn đầu t của Mỹ cũng thấp: 71% và 37% so với 77% và 42%. Về cơ cấu ngành nghề: nếu phân theo số dự án thì Mỹ đầu t lớn nhất vào các ngành chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng, sản phẩm điện tử, cơ khí ô tô, dầu khí, hoá chất, thuốc chữa bệnh nhng nếu phân theo giá trị các dự án thì đầu t lớn nhất của Mỹ vào Việt Nam là ở các ngành: nớc giải khát, xe hơi, hoá mỹ phẩm, chế biến nông sản và khai thác dầu khí. Trong số các dự án còn hiệu lực của Mỹ ở Việt Nam thì 56,7% là thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, 28% thuộc y tế, giáo dục và ngân hàng, 14,5% là vào lĩnh vực nông lâm sản.(Xem thêm chi tiết tại Bảng 13 - Phụ lục)

* Cơ cấu theo lĩnh vực đầu t

Trong giai đoạn đầu FDI mới có ở Việt Nam, xây dựng và dịch vụ là những lĩnh vực thu hút FDI mạnh nhất, công nghiệp chế tạo chiếm cha đến 5% trong tổng số dự án đợc duyệt. Song theo thời gian, tầm quan trọng của ngành công nghiệp chế tạo ngày càng gia tăng. Năm 2001 các dự án vào ngành công nghiệp chế tạo chiếm tới 80% số dự án đợc duyệt so với mức 26% của một thập kỷ trớc đó. Về mặt tỷ trọng trong tổng vốn đầu t đăng kí, mức tăng của nó là từ 22% trong giai

đoạn 1991-1996 lên 76% cho các năm 1997-2002. Đây là xu hớng chuyển dịch tích cực trong cơ cấu ngành của FDI. Tính trong suốt giai đoạn 1988-2002, cơ cấu FDI của Việt Nam nh sau: ngành công nghiệp chế tạo chiếm 54%, sản xuất sơ chế chiếm 14%, xây dựng 13% và dịch vụ 19% trong tổng số dự án đợc duyệt.

Nhìn chung, giai đoạn 1997-2002 cơ cấu ngành nghề FDI của Việt Nam đã có sự chuyển biến tích cực. Tỷ trọng FDI vào nông-lâm-ng nghiệp liên tục tăng, 15,2% số dự án so với 13,5% cho giai đoạn trớc đó và 12,4% cho toàn bộ thời kỳ 1988-2002. Tuy nhiên nếu xét về tỷ lệ số vốn đăng kí thì lại có sự sụt giảm, giai đoạn 1997-2002 là 4,3% và 2,8% cho riêng năm 2001, 1,7% cho 11 tháng đầu năm 2002. Xu thế chuyển dịch vào ngành chế tạo là rất tích cực với 66,5% số dự án và 31% về số vốn đăng kí, riêng năm 2001 các con số tơng ứng là 80,7% và 76,4%. ở đây có sự gia tăng đều ở cả ba lĩnh vực công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng và ngành chế biến thực phẩm. Tỷ trọng của FDI trong ngành xây dựng có sự tăng mạnh về số vốn đăng kí 31,9% so với 26,6% cho toàn bộ thời kì 1988-2002, nhng nếu xét về số dự án thì không đợc tốt nh vậy 12,9% so với 12,3%.

Ngành dịch vụ có tỷ trọng ít biến động nhất. Giai đoạn 1997-2002 FDI vào lĩnh vực này chiếm 19,2% về số dự án, bằng con số tơng đơng của cả giai đoạn 1998-2002, về vốn đăng kí có sự sụt giảm đôi chút 20,6% so với 22,3%. Tuy nhiên trong số các ngành dịch vụ y tế và giáo dục có sự chuyển biến tốt, viễn thông và b- u chính tăng mạnh về số vốn đăng kí, khách sạn và du lịch giảm nhẹ, nhng tài chính và ngân hàng vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.( Xem chi tiết tại Bảng 14, 15 - Phụ lục).

* Cơ cấu theo địa bàn

Cho đến nay các dự án FDI đã có mặt trên 58 tỉnh thành trong cả nớc, 3 tỉnh cha có FDI là Cao Bằng, Bắc Cạn, và Kon Tum. Tuy nhiên, FDI phân bố không đều giữa các vùng kinh tế. Hai khu kinh tế trọng điểm là Đồng bằng châu thổ sông Hồng và Miền đông Nam bộ thu hút đợc nhiều FDI nhất, chỉ riêng hai vùng kinh tế này đã chiếm hầu hết FDI của cả nớc (Tính chung cả hai vùng có 82,4% số dự án và 80% số vốn đã đăng kí).

Vùng Đông Nam bộ với các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dơng, Bình Phớc và nhất là Thành phố Hồ Chí Minh là khu vực thu hút đợc nhiều FDI nhất. Tính cả giai đoạn 1988-2002 tỷ trọng của nó là 62,6% số dự án FDI của cả nớc, giai đoạn 1997-2002 là 64,4% và xét riêng năm 2001 là 75,6%. Còn về số vốn đầu t đăng kí có thấp hơn đôi chút, các con số tơng ứng là 53,1%, 50,4% và 82,2%. Khu vực đồng bằng Bắc Bộ với Thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dơng, Hng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc đứng thứ hai với 19,8% số dự án cho thời kỳ 1988-2002 và 18,7% cho riêng giai đoạn 1997-2002. Về số vốn đầu t đăng kí các con số có khả quan hơn là 25,9% và 26,2%.

Ngoài hai vùng kinh tế kể trên, các khu vực còn lại thu hút đợc rất ít các dự án FDI, tỷ trọng của chúng chỉ đạt khoảng 3-4%. Đặc biệt hai khu vực Vùng núi Tây Bắc và Tây Nguyên hầu nh không có dự án FDI, tỷ trọng của chúng trong tổng số nguồn FDI vào cả nớc chỉ đạt khoảng 0,3 - 0,4%.

Tuy nhiên, xét riêng trong giai đoạn 1997-2002, phân bổ FDI vào các địa bàn đã có sự chuyển biến tích cực. Tỷ trọng FDI vào các vùng kinh tế không phải là chủ lực còn lại đều tăng lên. Cụ thể, vùng Đông Bắc tỷ trọng số dự án đã tăng từ 4,0% vào các năm 1992-1995 lên 5,4% vào các năm 1996-2000, số vốn cũng tăng từ 3% lên 4,9%. Duyên hải Nam Trung bộ tỷ trọng cũng tăng từ 3,6% trong giai đoạn 1992-1995 lên 9,2% vào giai đoạn 1996-2000. Năm 1999 so với năm 1998 đã có thêm gần 10 địa phơng thuộc địa bàn kinh tế-xã hội khó khăn có dự án FDI là Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Bình Phớc, Bến Tre… (Xem thêm chi tiết tại Bảng 16, 17- Phụ lục)

Đến hết năm 2001, xét theo từng địa phơng cụ thể, thì thành phố Hồ Chí Minh là nơi thu hút đợc nhiều FDI nhất với 1.042 dự án, số vốn đăng kí là 10,19 tỷ USD, vốn thực hiện là 4,833 tỷ USD, tiếp theo đó là Hà Nội với 396 dự án, số vốn đăng kí là 7,795 tỷ USD, vốn thực hiện là 2,972 tỷ USD, Đồng Nai: 327 dự án, vốn đầu t đăng kí: 4,791 tỷ USD, vốn thực hiện: 2,171 tỷ USD.

Bảng 4. 20 tỉnh thành thu hút đợc nhiều FDI nhất, tính đến hết năm 2001 Tỉnh Số dự án (triệu USD)Tổng vốn Vốn thực hiện (triệu USD)

1. Tp. Hồ Chí Minh 1.042 10.198 4.8332. Hà Nội 396 7.795 2.972

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1997-2002 nguyên nhân tăng trưởng chậm và giải pháp khắc phục (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w