Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châ uá năm

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1997-2002 nguyên nhân tăng trưởng chậm và giải pháp khắc phục (Trang 56 - 58)

III. Tìm hiểu các nguyên nhân gây ra sự sụt giảm luồng FDI vào Việt Nam, giai đoạn 1997-

a. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châ uá năm

Rõ ràng cuộc khủng hoảng năm 1997 là nguyên nhân khách quan tác động mạnh nhất đến sự giảm sút trong luồng FDI vào khu vực Đông Nam á nói chung và vào Việt Nam nói riêng.

Cuộc khủng hoảng đã gây ra sự mất ổn định trong nền kinh tế tại các quốc gia trong khu vực: đồng tiền mất giá, lạm phát tăng, chỉ số các các thị trờng chứng khoán Singapore, Hồng Kông, Tô-ky-ô sụt giảm mạnh, thêm vào đó các nhà đầu t nớc ngoài lại đồng loạt rút vốn ra khỏi các nớc ASEAN, và tất cả những điều đó đã gây ra sự mất ổn định cả về kinh tế, xã hội không chỉ ở khu vực Đông Nam á mà cả ở khu vực Đông á.

Mặc dù tác động của cuộc khủng hoảng lên nền kinh tế Việt Nam là không đáng kể vì nền kinh tế nớc ta khi đó cha thực sự hòa nhập vào nền kinh tế khu vực nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung nhng sự bất ổn định của các nền kinh tế trong khu vực đã tạo cho các nhà đầu t nớc ngoài tâm lí e ngại về sự an toàn cho vốn đầu t cũng nh cho tính hiệu quả của các dự án FDI ở đây. Các nhà đầu t quốc tế đã cắt giảm các khoản đầu t vào khu vực và đồng thời là FDI vào Việt Nam cũng sụt giảm theo.

Tuy nhiên cũng phải thấy đợc rằng đó cha phải là tác động tiêu cực nhất của cuộc khủng hoảng năm 1997 lên luồng FDI vào Việt Nam. Cơ cấu FDI quá thiên về các đối tác trong khu vực và từ Đông á đã khiến cho Việt Nam mất đi rất nhiều đối tác đầu t sau cuộc khủng hoảng này. Vào thời điểm tháng 12/1997 trong số 2.137 dự án FDI với số vốn đầu t đăng kí là 31.227 tỷ USD (có 700 công ty từ 62 quốc gia và vùng lãnh thổ) thì có 69,8% số dự án và 67,9% số vốn FDI đăng kí là từ các quốc gia Châu á, cũng vào khi đó Singapore, Thái Lan và Malaysia là 3 trong số 10 nhà đầu t nớc ngoài lớn nhất ở Việt Nam. Chính vì vậy, khi cuộc khủng hoảng nổ ra, các nhà đầu t Châu á đều bị lâm vào khủng hoảng dẫn đến l- ợng vốn đầu t sụt giảm nghiêm trọng, nếu nh năm 1996 có 368 dự án với số đầu t đăng kí là 8,199 tỷ USD (trong đó các nớc Châu á chiếm 80%) thì năm 1997 chỉ có đợc 346 dự án với số vốn đăng kí là 4,436 tỷ USD và năm 1998 chỉ còn có 284 dự án với số vốn đăng kí là 4,021 tỷ USD. Điều đó đã khiến cho Việt Nam phải

thay đổi đối tác đầu t sang các nhà đầu t Phơng Tây và Bắc Mỹ nhng trong bối cảnh kinh tế - chính trị cha ổn định thì các nhà đầu t này vẫn còn tâm lí dè chừng.

Một tác động khác của cuộc khủng hoảng năm 1997 là nó đã gián tiếp tạo thêm nhiều quốc gia cạnh tranh thu hút FDI với Việt Nam, đó chính là các quốc gia láng giềng trong khối ASEAN. Khi cuộc khủng hoảng nổ ra một khối lợng lớn FDI từ các quốc gia này đã bị các nhà đầu t rút ra khỏi nền kinh tế vì vậy các quốc gia này đã nỗ lực cải thiện môi trờng đầu t của mình.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1997-2002 nguyên nhân tăng trưởng chậm và giải pháp khắc phục (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w