Chiến lợc thu hút FDI của Việt Nam trong giai đoạn 2001-

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1997-2002 nguyên nhân tăng trưởng chậm và giải pháp khắc phục (Trang 73 - 77)

Xuất phát từ chủ trơng của Chính phủ luôn coi nguồn vốn FDI là một bộ phận quan trọng trong bàn cờ chiến lợc phát triển kinh tế của đất nớc và từ những đóng góp to lớn của khu vực FDI đối với nền kinh tế quốc dân, trong giai đoạn

2001-2005 tới đây thu hút FDI vẫn là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Tuy nhiên, đây là một giai đoạn sẽ có nhiều những biến cố lớn đối với nền kinh tế nớc ta với việc chúng ta chính thức tham gia vào khu vực mậu dịch ASEAN (AFTA) và Hiệp định thơng mại Việt - Mỹ chính thức bớc vào thực hiện. Ngoài ra, giai đoạn 2001-2005 cũng là giai đoạn nớc rút cho tiến trình Việt Nam gia nhập Tổ chức Thơng mại Thế giới (WTO) chính vì vậy chúng ta cần dồn mọi nỗ lực vào quá trình đầu t phát triển, tạo dựng một nền kinh tế đủ sức hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Đối với riêng hoạt động FDI, đây là giai đoạn đa Luật Đầu t nớc ngoài sửa đổi năm 2000 đi vào thực tiễn, chúng ta cần tiếp tục cải tạo môi trờng đầu t, thu hút thêm nhiều vốn FDI hơn nữa để FDI tiếp tục là một động lực cho quá trình hiện đại hoá nền kinh tế đất nớc.

Mục tiêu đặt ra cho giai đoạn 2001-2005 là chặn đứng đà suy giảm FDI đang diễn ra kể từ sau năm 1997; tiếp tục cải biến cơ cấu FDI theo hớng tích cực nhằm tiếp nhận công nghệ mới, trình độ sản xuất tiên tiến, kinh nghiệm quản lí hiện đại; định hớng nguồn FDI vào các ngành nghề, lĩnh vực, các vùng kinh tế trọng điểm nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trởng của nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hớng CNH - HĐH.

Về mục tiêu cụ thể, theo Nghị quyết 09/2001/NQ-CP của Chính phủ về tăng cờng thu hút và nâng cao hiệu quả đầu t trực tiếp nớc ngoài thời kỳ 2001 - 2005, ban hành ngày 28/8/2001, trong 5 năm 2001-2005 chúng ta sẽ đón nhận 12 tỷ USD FDI đăng kí mới, chiếm khoảng 20% trong tổng số 60 - 65 tỷ USD vốn đầu t của toàn xã hội (tính theo thời giá của năm 2000). Trong số đó, vốn FDI thực hiện đạt khoảng 11 tỷ USD. Đến hết năm 2005, khu vực FDI đóng góp khoảng 15% GDP, 25% tổng kim ngạch xuất khẩu và 10% tổng thu ngân sách Nhà nớc (không kể dầu khí). Phơng hớng cụ thể để thu hút và sử dụng FDI nh sau:

a. Định hớng thu hút và sử dụng FDI theo ngành và theo lĩnh vực.

Phơng hớng chung là khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút FDI vào các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu và công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, điện

tử, dầu khí, những ngành nớc ta có thế mạnh về tài nguyên, nguyên liệu và lao động.

- Trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp cần khuyến khích và có chính sách u đãi thoả đáng đối với các dự án môi trờng, chế biến các sản phẩm nông-lâm-ng nghiệp gắn với việc phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nớc; chú trọng các dự án ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất các loại giống mới có chất lợng và hiệu quả kinh tế cao; khuyến khích các dự án cơ khí phục vụ nông nghiệp, các sự án dịch vụ nông nghiệp.

- Trong lĩnh vực công nghiệp, việc thu hút FDI vừa hớng vào những ngành sử dụng nhiều lao động vừa chú trọng những ngành, lĩnh vực có công nghệ hiện đại, công nghệ cao nh tin học, sinh học, vật liệu mới, tự động hoá, dầu khí Một…

số định hớng cụ thể:

+ Tiếp tục thu hút FDI trong các lĩnh vực quan trọng: tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, phát triển các cơ sở công nghiệp hạ nguồn dầu khí.

+ Thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản Việt Nam; đầu t sản xuất phôi thép, hoàn nguyên quặng, cán thép lá, thép hợp kim, thép hình…

+ Sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô, xe máy; sản xuất, lắp ráp thiết bị máy thi công xây dựng; thiết bị kỹ thuật cho ngành vận tải; thiết bị phụ tùng máy nông nghiệp và thiết bị cho các ngành công nghiệp khác.

+ Phát triển nguyên liệu hoá chất cơ bản, vật liệu mới (chất dẻo, sợi tổng hợp, polyme ), các chất bảo vệ thực vật; nguyên liệu nhựa (PE, PS, PP, PVC ).… …

+ Các dự án may mặc, dự án giày xuất khẩu; sản xuất nguyên liệu, phụ kiện cho ngành may mặc, dự án dự án giày; chú trọng các dự án kéo sợi, dệt, in hoa, nhuộm.

+ Các dự án điện tử, điện gia dụng chú trọng vào sản xuất linh kiện điện, điện tử, màn hình vi tính; thiết bị tin học, điện tử công nghiệp, điện tử y tế phục vụ nhu cầu trong nớc và xuất khẩu; các dự án điện gia dụng xuất khẩu trên 80%.

+ Các dự án sản xuất các mặt hàng dợc phẩm thay thế nhập khẩu; khuyến khích các dự án sản xuất nguyên liệu thuốc kháng sinh, nguyên liệu hoá dợc; sản xuất thiết bị y tế, dịch truyền.

- Trong lĩnh vực dịch vụ: Tập trung khuyến khích các dự án phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, cơ sở hạ tầng ngành du lịch; các dịch vụ tin học, chuyển giao công nghệ; chú trọng thu hút FDI vào phát triển mạng thông tin kết hợp điện thoại di động và vô tuyến cố định, cáp quang biển Bắc Nam, mạng Internet phục vụ cộng đồng, sản xuất thiết bị viễn thông…

b. Định hớng thu hút FDI theo địa bàn và đối tác đầu t.

- Về địa bàn thu hút FDI: Tiếp tục thu hút FDI vào những địa bàn có nhiều lợi thế để phát huy vai trò của các vùng động lực, tạo điều kiện liên kết phát triển các vùng khác trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh. Khuyến khích và dành các u đãi tối đa cho các dự án FDI vào những vùng và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đẩy mạnh đầu t xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng ở các địa bàn này bằng các nguồn vốn khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động FDI. Tập trung thu hút vốn FDI vào các Khu công nghiệp tập trung đã hình thành theo quy hoạch đợc phê duyệt.

- Về đối tác đầu t: Đa dạng hoá các đối tác đầu t theo hớng mở rộng quan hệ đầu t với tất cả các quốc gia trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị hay trình độ phát triển song phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm, cân nhắc, so sánh để lựa chọn đối tác có khả năng nhất nhằm đạt đợc hiệu quả cao trong hợp tác đầu t. Đặc biệt chuyển mạnh hớng thu hút vốn đầu t sang các công ty, tập đoàn ở Bắc Mỹ, Tây Âu nhằm tranh thủ công nghệ nguồn, kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, trớc hết là trong các lĩnh vực họ có thế mạnh về công nghệ, kỹ thuật nh viễn thông, điện, điện tử, tin học, công nghệ thông tin, cơ khí, dầu khí, hoá chất (mục tiêu cụ thể là thu hút đ… ợc 5 tỷ USD từ khối EU; 2,5 tỷ USD từ Bắc Mỹ). Chú trọng thu hút vốn FDI từ các nớc trong khu vực, đặc biệt là từ Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, nhất là đối với những dự án trong các lĩnh vực mà các quốc gia này có tiềm lực về công nghệ. Ngoài ra, cần đặt trọng tâm lâu dài vào các TNCs vì tiềm lực vốn, trình độ công nghệ và mạng l- ới thị trờng của họ; khuyến khích, tạo thuận lợi cho ngời Việt Nam định c ở nớc ngoài đầu t về nớc.

c. Đa dạng hoá các hình thức thu hút FDI nhằm thu hút tối đa nguồn vốn này trong khả năng có thể, đồng thời cũng là để phát huy mọi nguồn lực sẵn có trong trong khả năng có thể, đồng thời cũng là để phát huy mọi nguồn lực sẵn có trong nớc, từ mọi thành phần kinh tế, mọi địa bàn dân c phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân mà trớc mắt là mở rộng hơn nữa các thành phần kinh tế hợp tác với nớc ngoài, đa dạng hoá hình thức tổ chức các xí nghiệp FDI …

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1997-2002 nguyên nhân tăng trưởng chậm và giải pháp khắc phục (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w