Tình hình vốn thực hiện

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1997-2002 nguyên nhân tăng trưởng chậm và giải pháp khắc phục (Trang 45 - 47)

II. Tình hình thu hút và triển khai các dự án FDI ở Việt Nam

a.Tình hình vốn thực hiện

Tính chung từ năm 1988 đến năm 2002 đã có trên 750 dự án FDI tăng vốn với qui mô vốn tăng thêm đạt 6,756 tỷ USD. Trừ các dự án đã hết hạn và giải thể sớm với tổng số đăng kí là 9,75 tỷ USD, cộng với khoảng 40 dự án đã tách ra, hiện nay còn 3.495 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn là 38,916 tỷ USD. Riêng trong giai đoạn 1997-2002 có trên 501 dự án tăng vốn mở rộng kinh doanh với tổng vốn tăng thêm đạt 4,38 tỷ USD, gấp 1,5 lần qui mô tăng vốn giai đoạn 1991-1996 trớc đó với 2,9 tỷ USD.

Bảng 5. Tình hình FDI ở Việt Nam, thời kỳ 1988- 2002 (triệu USD)

88-96 1997 1998 1999 2000 2001 9T/2002 Tổng 1. Đăng kí mới 26.466 4.649 3.897 1.567 1.987 1.385 886 41.888 2. Tăng vốn 2.914 1.146 875 614 600 580 601 7.357 3. Giải thể 2.689 544 2.428 564 1.709 1.350 1.169 10.453 4. Còn hiệu lực 27.998 31.668 33.993 35.636 36.514 38.177 38.495 38.495 5. Thực hiện 9.928 3.032 2.189 1.933 2.100 2.300 1.650 23.132 a. Từ nớc ngoài 8.527 2.768 2.062 1.758 1.900 2.100 1.465 20.580 b. Từ trong nớc 1.404 264 127 175 200 200 185 2.552

Trong tổng số vốn thực hiện cho tới cuối tháng 9 năm 2002 đạt khoảng 23 tỷ USD, vốn của bên nớc ngoài đa vào là 20,5 tỷ USD, chiếm 90%. Vốn thực hiện của riêng giai đoạn 1997-2002 là 13,25 tỷ USD, tăng 33,3% so với giai đoạn 1988-1996 với 9,92 tỷ USD. Trong số đó nguồn vốn góp của bên Việt Nam là 1,045 tỷ USD, chỉ chiếm khoảng 7,8% còn bên nớc ngoài góp 12,2 tỷ USD, chiếm 92,2% với 55% là vốn pháp định còn 45% là vốn vay từ bên ngoài. Tỷ trọng vốn đi vay bên ngoài trong tổng vốn FDI có xu hớng giảm trong thời gian qua, từ mức 64,6% năm 1996 xuống 55,6% năm 1998 và 44,5% năm 2000, năm 2001 tỷ lệ có tốt hơn đôi chút với mức 42,2%.

Trong tổng số 3.495 dự án còn hiệu lực tính đến ngày 25/09/2002 với tổng số vốn đầu t đăng kí 38,9 tỷ USD đã có 1.926 dự án hoàn thành xây dựng cơ bản và 1.861dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh với tổng số vốn đăng kí là 22,5 tỷ USD (chiếm 57,8% tổng số vốn đăng kí), 709 dự án đang xây dựng cơ bản dở dang với tổng vốn đăng kí 11,2 tỷ USD, 925 dự án mới cấp Giấy phép đầu t và ch- a triển khai với tổng vốn đầu t đăng kí là 5,2 tỷ USD. Riêng giai đoạn 1997-2002 có trên 950 dự án đi vào thực hiện với tổng số vốn đăng kí là 16,5 tỷ USD, tăng 69% so với giai đoạn 1991-1996. Qui mô vốn đầu t thực hiện bình quân của mỗi dự án trong giai đoạn này đạt hơn 12 triệu USD, gần gấp đôi con số của giai đoạn 6 năm trớc đó. Còn tính riêng năm 2001 có 50 dự án đi vào hoạt động với số vốn đợc thực hiện đạt hơn 2,3 tỷ USD, 9 tháng đầu năm 2002 có trên 120 dự án đi vào hoạt động với số vốn đạt 1,65 tỷ USD. Đến hết năm 2001 đã có 849 dự án kết thúc trớc thời hạn với tổng số vốn đăng kí gần 10 tỷ USD.

Doanh thu của khu vực có FDI trong năm 2001 đạt 7,4 tỷ USD, tăng khoảng 20% so với năm 2000, xuất khẩu đạt 3,5 tỷ USD, nếu tính cả dầu thô là 6,748 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2000, 9 tháng đầu năm 2002 doanh thu đạt 6,5 tỷ USD, xuất khẩu đạt 3,07 tỷ USD. Tính chung, đến nay các dự án FDI đang hoạt động đã tạo ra doanh thu 39,1 tỷ USD, xuất khẩu đạt 18,2 tỷ USD, tỷ trọng của khu vực này trong tổng sản lợng công nghiệp cả nớc đạt 35,4%, GDP do khu vực này tạo ra chiếm khoảng 13,5% cả nớc. Tốc độ tăng trởng công nghiệp của khu vực có FDI là khoảng 18%, riêng năm 2001 có sụt giảm đôi chút với 12,1%. Khu

vực FDI cũng có đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nớc, tổng cộng đã đạt trên 2 tỷ USD. Số lao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp FDI hiện nay đã lên tới trên 460 ngàn ngời.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1997-2002 nguyên nhân tăng trưởng chậm và giải pháp khắc phục (Trang 45 - 47)