Bản chất của hoạt động bán buôn, bán lẻ là các hoạt động kinh tế nên sự phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ phụ thuộc chính vào sự phát triển kinh tế
chung và đến l−ợt mình các dịch vụ bán buôn, bán lẻ phát triển lại đóng góp chính cho sự phát triển chung của nền kinh tế. Mối quan hệ hữu cơ này đ−ợc phản ánh qua cấu thành của GDP một n−ớc. Trong đó, tỷ trọng của dịch vụ bán buôn, bán lẻ phản ánh trình độ của nền kinh tế. Tỷ trọng dịch vụ bán buôn, bán lẻ trong GDP càng lớn thì nền kinh tế đó càng phát triển. Trải qua quá trình 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển ấn t−ợng. Kinh tế tăng tr−ởng với tốc độ trên 7%/năm trong thời gian dài, đời sống của ng−ời dân không ngừng đ−ợc cải thiện và thu nhập theo đầu ng−ời tăng gấp đôi sau mỗi khoảng thời gian 10 năm. Kinh tế phát triển là điều kiện tiền đề để phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ vì kinh tế phát triển sẽ tạo ra cả cung mới và cầu mới cho phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ. Yêu cầu và nhu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n−ớc và sự thay đổi nhu cầu thị hiếu tiêu dùng của ng−ời dân đòi hỏi ngành bán buôn, bán lẻ của đất n−ớc phải có sự phát triển mới. Sự phát triển mới này không chỉ là sự tăng tr−ởng về mặt quy mô hay số l−ợng các nhà bán buôn, bán lẻ mà quan trọng hơn đó là sự phát triển về chất của các dịch vụ này. Đó là các nhà bán buôn, bán lẻ chuyên nghiệp, hoạt động trên cơ sở phát triển mạng l−ới liên kết chặt chẽ và không ngừng đổi mới, vận dụng các ph−ơng thức kinh doanh bán buôn, bán lẻ tiên tiến hiện đại, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Trong khi, đóng góp của sự phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ vào sự phát triển kinh tế có thể đ−ợc giải thích một phần qua nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu. Theo đó, một n−ớc hoàn toàn có thể phát triển và v−ơn lên các bậc thang giá trị cao hơn trong chuỗi giá trị thông qua việc phát triển dịch vụ phân phối. Vì vậy, con đ−ờng hiện đại hoá dịch vụ bán buôn, bán lẻ ở Việt Nam chính là b−ớc đi tắt để phát triển kinh tế - xã hội đất n−ớc về lâu dài…
Kinh tế phát triển đó chính là tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá và lối sống công nghiệp:
Các loại hình bán buôn, bán lẻ hiện đại gắn liền với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đất n−ớc, là kết quả của lối sống văn minh và tác phong công nghiệp ở các khu đô thị và các thành phố lớn.
Trong thời gian hơn 10 năm qua, với việc thực hiện thành công các chiến l−ợc và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất n−ớc 1996-2000 và 2001-2005, nền kinh tế n−ớc ta đang đ−ợc CNH, HĐH mạnh mẽ, với sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo h−ớng tích cực, trong đó tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ trong GDP ngày càng lớn và tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm. Nếu năm 1995, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP chỉ 72,8% và lao động của 2 khu vực này trong tổng cơ cấu lao động xã hội chỉ đạt 28,9% thì đến năm 2000, các chỉ số t−ơng ứng tăng lên là75,5% và 31,8% và đến năm 2005 đạt tỷ trọng t−ơng ứng là 79,5% và 43%, rất thuận lợi cho th−ơng mại hiện đại phát triển. Đi liền với sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ là quá trình đô thị hoá đất n−ớc. Xu h−ớng đô thị hóa hiện đang diễn ra mạnh mẽ và ảnh h−ởng sâu sắc đến lối sống, thói quen tiêu dùng của một bộ phận lớn c− dân ở các thành phố, thị xã nói riêng và ng−ời tiêu dùng nói chung. Theo số liệu về hành chính quốc gia, hiện
nay Việt Nam đã có 5 thành phố đạt tiêu chuẩn đô thị loại I là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ. Nhiều thành phố và thủ phủ của 59 tỉnh thành khác đạt tiêu chuẩn đô thị loại II và loại III. Xu h−ớng này vẫn không ngừng mở rộng là điều kiện quan trọng và tạo đà cho phát triển hệ thống bán buôn, bán lẻ hiện đại ở Việt Nam.
Kinh tế phát triển, đó chính là nguồn cho chi tiêu đầu t− phát triển sản xuất kinh doanh và cải thiện mức sống và thu nhập của ng−ời tiêu dùng:
Nhu cầu đầu t− phát triển sản xuất kinh doanh tăng lên sẽ kích thích hoạt động bán buôn hàng hoá t− liệu sản xuất trong khi mức sống và thu nhập của ng−ời tiêu dùng đ−ợc cải thiện sẽ dẫn đến sự bùng nổ của thị tr−ờng bán lẻ. Thu nhập bình quân đầu ng−ời là một chỉ tiêu hết sức quan trọng để các nhà đầu t−
quyết định mở cửa hàng bán lẻ hiện đại hay không. Về điểm này, có thể nói thu nhập bình quân đầu ng−ời ở Việt Nam không ngừng tăng lên thời gian 10 năm qua là kết quả của quá trình tăng tr−ởng kinh tế liên tục và t−ơng đối ổn định đã đạt ng−ỡng đề phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ hiện đại.
Bảng 2: Thu nhập bình quân đầu ng−ời theo giá hiện hành
Đơn vị: USD/ng−ời, %
Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Thu nhập đầu
ng−ời 311 321 330 360 380 410 430 480 553 639 722
Tốc độ tăng - 3,22 2,80 9,09 5,56 7,89 4,88 11,6 14,58 15,5 12,9
Nguồn: Tổng cục Thống kê các năm
Bảng 2 cũng cho chúng ta thấy xu h−ớng tăng liên tục và mạnh mẽ của thu nhập bình quân đầu ng−ời của Việt Nam. Đặc biệt trong hai năm 2005 và 2006 tốc độ tăng thu nhập bình quân của Việt Nam là 15,5% và 12,9% với giá trị t−ơng ứng là 639 và 722 USD. Nếu đi vào từng khu vực cụ thể, thu nhập trung bình của ng−ời dân tại các thành phố lớn nh− TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội có thể đạt 1000 - 1500 USD, đây là mức đã đủ để hấp dẫn các nhà kinh doanh siêu thị n−ớc ngoài. Xu h−ớng mức sống và thu nhập đang là yếu tố kích thích phát triển kinh doanh siêu thị ở Việt Nam.
Bên cạnh tiêu chí thu nhập bình quân đầu ng−ời thì tốc độ tăng tr−ởng bán lẻ hàng năm cũng là một chỉ tiêu quan trọng tác động tới th−ơng mại bán lẻ hiện đại. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội của Việt Nam luôn đạt tốc độ tăng tr−ởng hai con số thời gian hơn 10 năm qua là một trong những yếu tố quan trọng để tập đoàn t− vấn quốc tế A.T.Kearney xếp hạng thị tr−ờng bán lẻ Việt Nam hấp dẫn thứ t− thế giới hiện nay.