Môi tr−ờng kinh doanh trong n−ớc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các dịch vụ bán buôn, bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam.pdf (Trang 110 - 112)

- Chợ bán buôn hàng nông sản công cộng: đ−ợc đầu t− xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà n− ớc Cơ quan quản lý trực tiếp là Ban Quản lý chợ,

3.2.1.2.Môi tr−ờng kinh doanh trong n−ớc

2 Siêu thị chuyên doanh 166 1

3.2.1.2.Môi tr−ờng kinh doanh trong n−ớc

- Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng X và sự chuyển mạnh sang cơ chế kinh tế thị tr−ờng của n−ớc ta và Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 5/2/2007 của Ban Chấp hành Trung −ơng Đảng (tại Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung −ơng Đảng khoá X) về một số chủ tr−ơng, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững sau khi Việt Nam đã gia nhập WTO, việc tạo dựng một môi tr−ờng kinh doanh thông thoáng, phù hợp với cơ chế kinh tế thị tr−ờng, chủ động, mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới sẽ là động lực mạnh mẽ cho phát triển hoạt động kinh doanh ở Việt Nam thời gian tới.

Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg ngày 15/2/2007 của Thủ t−ớng chính phủ phê duyệt Đề án: “Phát triển th−ơng mại trong n−ớc đến năm 2010 và định h−ớng đến 2020” đã cụ thể hoá và đặt ra mục tiêu cùng những định h−ớng lớn nhằm phát triển hệ thống phân phối của Việt Nam tới năm 2010, và xa hơn là đến năm 2020.

- Hội nhập toàn diện và sâu sắc hơn với thế giới và khu vực:

Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO tháng 11/2006 và bắt đầu thực hiện quyền và nghĩa vụ thành viên của WTO từ ngày 11 tháng giêng 2007. Trong khi đó các tiến trình hội nhập song ph−ơng và khu vực nh− ASEAN/AFTA, ASEAN – Trung Quốc, ASEAN - Nhật Bản, ASEAN – Hàn Quốc, ASEAN – ấn Độ, ASEAN + 6, Hợp tác Tiểu vùng sông Mêkông, Tam giác phát triển Việt Nam - Lào – Campuchia, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản, BTA (mà t−ơng lai có thể là FTA) Việt Nam –Hoa Kỳ... sẽ rất sôi động từ nay cho tới năm 2020.

Những tác động hội nhập kinh tế quốc tế tới bán buôn, bán lẻ phải kể tới:

Tr−ớc hết là thực hiện việc mở cửa thị tr−ờng bán buôn, bán lẻ theo cam kết gia nhập WTO: Việt Nam sẽ cho phép bên n−ớc ngoài thành lập liên doanh với phần vốn góp tối đa là 49% kể từ khi gia nhập. Hạn chế vốn góp này đ−ợc từng b−ớc nới lỏng và đến năm 2009, doanh nghiệp 100% vốn n−ớc ngoài mới đ−ợc phép thành lập. T−ơng tự nh− BTA với Hoa Kỳ, Việt Nam không mở cửa thị tr−ờng phân phối xăng dầu, d−ợc phẩm, sách, báo, tạp chí, băng hình, thuốc lá, gạo, đ−ờng và kim loại quý cho n−ớc ngoài. Bên cạnh đó, với nhiều sản phẩm nhạy cảm nh− sắt thép, phân bón, xi măng... Việt Nam chỉ mở cửa thị tr−ờng sau 3 năm. Quan trọng nhất là Việt Nam giành cho mình quyền xem xét cho phép mở điểm bán lẻ thứ 2 của doanh nghiệp có vốn đầu t− n−ớc ngoài. Mức cam kết của Việt Nam trong WTO thấp hơn, vì trên thực tế, một số tập đoàn phân phối lớn đã thành lập siêu thị 100% vốn n−ớc ngoài ở Việt Nam.

Thứ hai là môi tr−ờng kinh doanh của hệ thống bán buôn, bán lẻ sẽ ngày càng đ−ợc minh bạch hơn: Việc thực hiện các cam kết quốc tế trong quá trình gia nhập cùng với việc thực hiện chủ tr−ơng khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh những mặt hàng, ngành nghề và lĩnh vực mà Nhà n−ớc không cấm sẽ làm cho quá trình tự do hoá th−ơng mại của Việt Nam diễn ra mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn. Tất cả những động thái và thực hiện lộ trình, cam kết trên sẽ làm cho môi tr−ờng kinh doanh đối với hệ thống bán buôn, bán lẻ đ−ợc thuận lợi và minh bạch hơn.

Thứ ba là sự tăng c−ờng tham gia của các công ty xuyên quốc gia vào hệ thống bán buôn, bán lẻ ở thị tr−ờng nội địa Việt Nam: Các công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporation - TNCs) đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Những năm tới, với việc sáp nhập và hợp nhất, việc đầu t− và mở rộng thị tr−ờng thì khả năng chiếm lĩnh, khống chế và kiểm soát hệ thống tiêu thụ sản phẩm toàn cầu của các TNCs sẽ ngày càng tăng.

Thị tr−ờng bán lẻ VN hiện xếp thứ t− thế giới về thu hút các tập đoàn bán lẻ với những lý do nh− dân số đông, trong đó một nửa dân số Việt Nam d−ới tuổi 30; chi tiêu của ng−ời tiêu dùng tăng 16% và doanh số bán lẻ tăng 18% trong giai đoạn 2001 - 2005. Doanh số bán lẻ thị tr−ờng Việt Nam đ−ợc dự tính khoảng trên 20 tỷ USD mỗi năm.

Bên cạnh những tập đoàn phân phối lớn đã có mặt ở Việt Nam nh− Metro Cash & Carry, Bourbon Espace (Big C), Parkson, Dairy Farm,... các Tập đoàn kinh doanh bán lẻ hàng đầu thế giới nh− Wal-mart (Hoa Kỳ), Carrefour (Pháp), Tesco (Anh), Marko (Hà Lan)... đang mở rộng thị tr−ờng và thâm nhập ngày càng sâu, rộng vào thị tr−ờng bán lẻ hàng hoá trên thế giới, sẽ sớm có mặt ở thị tr−ờng mới nổi và có sức hấp dẫn lớn nh− Việt Nam.

Thứ t−, hệ thống dịch vụ bán buôn bán lẻ ngày càng lớn mạnh với sự liên thông giữa trong và ngoài n−ớc: Cùng với quá trình bành tr−ớng và thâm nhập của TNCs vào hệ thống bán buôn, bán lẻ của Việt Nam, việc xây dựng và phát triển các Tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam cũng đang đ−ợc Chính phủ đặc biệt quan tâm và chỉ đạo thực hiện. Đồng thời, quá trình tích tụ và tập trung sẽ diễn ra mạnh mẽ giữa các th−ơng nhân bán buôn, bán lẻ trong n−ớc tạo thành các chuỗi liên kết với các nhà sản xuất, các ngân hàng để tăng c−ờng sức cạnh tranh. Một số th−ơng nhân có tiềm lực sẽ mở rộng hệ thống dịch vụ bán buôn, bán lẻ ra n−ớc ngoài thông qua liên doanh, liên kết với các tập đoàn phân phối n−ớc ngoài hoặc thông qua các trung tâm giới thiệu sản phẩm, trung tâm th−ơng mại của Việt Nam ở n−ớc ngoài. Điều này sẽ dẫn tới hệ thống dịch vụ bán buôn bán lẻ của Việt Nam ngày càng lớn mạnh và thông suốt, sự liên kết giữa hệ thống bán buôn, bán lẻ trong n−ớc với n−ớc ngoài ngày càng phát triển.

Thứ năm, ph−ơng thức tổ chức và quản lý dịch vụ bán buôn, bán lẻ sẽ phát triển theo h−ớng văn minh, hiện đại: Cùng với làn sóng đầu t− trực tiếp n−ớc ngoài trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, các mô hình bán buôn, bán lẻ truyền thống vẫn tồn tại song song với các mô hình hiện đại nh−ng sẽ dần thu hẹp và suy yếu, các th−ơng nhân trong n−ớc sẽ tr−ởng thành và học hỏi đ−ợc nhiều kinh nghiệm tổ chức quản lý và hiện đại hoá hệ thống của các th−ơng nhân n−ớc ngoài để tự củng cố hệ thống của mình. Tr−ớc mắt, các tập đoàn phân phối n−ớc ngoài sẽ tập trung vào mở các siêu thị bán buôn và bán lẻ, nh−ng dần dần họ sẽ mở rộng sang các hình thức bán lẻ không có cửa hàng, chuyên kinh doanh bán hàng qua catalogue, điện thoại, Internet, máy bán hàng và giao hàng tận nhà... Các ph−ơng thức tổ chức và quản lý kinh doanh hiện đại nh− ph−ơng thức chuỗi liên kết dọc, nh−ợng quyền th−ơng mại, sàn giao dịch và th−ơng mại điện tử phát triển sẽ mang đến diện mạo văn minh, hiện đại cho dịch vụ bán buôn, bán lẻ của Việt Nam.

3.2.2. Những cơ hội và thách thức mới đối với việc phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ ở n−ớc ta

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các dịch vụ bán buôn, bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam.pdf (Trang 110 - 112)