Bán buôn: Do Thái lan là một n−ớc mà tỷ trọng nông nghiệp trong GDP ở mức cao và xuất khẩu hàng hoá có nguồn gốc nông nghiệp lớn, Chính phủ Thá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các dịch vụ bán buôn, bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam.pdf (Trang 80 - 81)

mức cao và xuất khẩu hàng hoá có nguồn gốc nông nghiệp lớn, Chính phủ Thái Lan đã rất quan tâm đến phát triển các loại chợ để tiêu thụ hàng hoá cho nông dân và phát triển ngành nông nghiệp n−ớc này. Ngay từ năm 1991, Vụ Nội Th−ơng, Bộ Th−ơng mại Thái Lan đã ban hành “Quy định về việc thúc đẩy tổ chức chợ trung tâm hàng nông sản”. Sau đó, căn cứ vào tình hình thực tế, Quy định này đã đ−ợc chính sửa bố sung vào các năm 1993, 1995 và 1998.

Bản Quy định hỗ trợ xây dựng chợ trung tâm hàng nông sản Thái Lan năm 1998 gồm 20 điều, quy định cụ thể về những hỗ trợ của Nhà n−ớc cho xây dựng và vận hành các chợ trung tâm hàng nông sản. Đó là các quy định về:

+ Đăng ký và cấp phép: điều kiện và t− cách pháp nhân của ng−ời đăng ký, điều kiện đất đai đối với từng loại chợ, các điều kiện về tổ chức, quản lý chợ; + Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chợ trung tâm hàng nông sản;

+ Tổ chức bộ máy quản lý chợ; + T−ớc quyền lợi chợ trung tâm...

Ví dụ về điều kiện diện tích mặt bằng và khoảng cách giữa các chợ nh− sau: Đối với chợ lúa gạo, diện tích tối thiểu của chợ phải là 3 ha và khoảng cách giữa 2 chợ tối thiểu phải là 30 km không theo địa giới tỉnh; Đối với chợ rau quả, diện tích tối thiểu phải là 1,5 ha, mỗi tỉnh chỉ lập một chợ và muốn lập thêm chợ khác phải cách xa chợ đã có ít nhất 50 km...

- Bán lẻ: Năm 2003, Cơ quan Nhà đất của Thái Lan đã ban hành Quy định về khu vực bán lẻ đối với 75 tỉnh của Thái Lan từ Băng Cốc. Theo quy định mới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các dịch vụ bán buôn, bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam.pdf (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)