Sở giao dịch hàng hoá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các dịch vụ bán buôn, bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam.pdf (Trang 40 - 41)

Khái niệm Sở giao dịch hàng hoá đã đ−ợc giới thiệu t−ơng đối kỹ trong Ch−ơng 1.

ở Hoa Kỳ, các hợp đồng t−ơng lai đối với hàng nông sản đã đ−ợc buôn bán từ cách đây hơn 150 năm. Tuy nhiên, việc điều hành thị tr−ờng của Chính phủ Liên bang mới chỉ bắt đầu từ những năm 1920. Trong thời hiện đại, các hợp đồng t−ơng lai đã đ−ợc mở rộng nhanh chóng từ hàng nông sản truyền thống sang một loạt các sản phẩm và công cụ tài chính bao gồm cả ngoại tệ, chứng khoán của chính phủ Hoa Kỳ và n−ớc ngoài, cổ phiếu của Hoa Kỳ và n−ớc ngoài.

Đạo luật về Sở giao dịch hàng hoá (CEA), Phần 7 Bộ luật Liên bang, khoản 1 - 7.U.S.C.Đ 1 et seq. quy định “nghiêm cấm việc gian lận trong buôn bán các hợp đồng t−ơng lai”. Năm 1974, Nghị viện Hoa Kỳ đã ban hành Đạo luật Sở giao dịch hàng hoá chỉnh sửa nhằm tạo ra một khung khổ điều chỉnh toàn diện hơn đối với việc th−ơng mại các hợp đồng t−ơng lai và thiết lập Uỷ ban th−ơng mại hàng hoá t−ơng lai (CFTC), một cơ quan độc lập của Chính phủ liên bang thay thế cho Vụ quản lý Sở giao dịch hàng hoá (CEA) với nhiệm vụ là “bảo vệ những ng−ời sử dụng thị tr−ờng và công chúng khỏi những hành vi gian lận, chi phối và lũng đoạn liên quan đến các hợp đồng t−ơng lai và quyền chọn về bán hàng và chứng khoán, đồng thời tăng tính minh bạch, cạnh tranh và thanh khoản của các hợp đồng t−ơng lai và quyền chọn”.

Ví dụ: Sở giao dịch hàng hoá Chicago

Ngày 9.7.2007, uỷ ban Mậu dịch Chicago (CBOT) đã nhận đ−ợc sự đồng ý của các cổ đông trong th−ơng vụ sáp nhập trị giá 11,9 tỉ USD với Sàn giao dịch (SGD) th−ơng mại Chicago (CME) để trở thành thị tr−ờng giao dịch hàng hoá và SGD tài chính lớn nhất thế giới về giá trị giao dịch thị tr−ờng.

Công ty mới mang tên CME Group Inc., kiểm soát khoảng 85% khối l−ợng hàng hoá mua giao sau, với giá trị trên thị tr−ờng khoảng 30 tỉ USD, cao hơn 50% so với NYSE Euronext, đơn vị sáp nhập giữa SGD chứng khoán New York và Trung tâm chứng khoán liên Âu.

Hình 1 : Sàn giao dịch th−ơng mại Chicago

CME group trở thành sàn giao dịch lớn nhất thế giới với các sản phẩm đa dạng nhất:

Vụ sáp nhập Sở giao dịch hàng hoá Chicago - The Chicago Mercantile

Exchange (CME) với Phòng Th−ơng mại Chicago - the Chicago Board of Trade

(CBOT) đã tạo ra một sàn giao dịch lớn nhất thế giới với 2,2 tỷ hợp đồng đ−ợc

thực hiện năm 2006 và giá trị giao dịch bình quân ngày đạt 4,1 ngàn tỷ USD, cả

năm đạt hơn 1000 ngàn tỷ. 3/4 khối l−ợng giao dịch qua CME Group đ−ợc thực

hiện theo ph−ơng thức điện tử.

CME Group phục vụ cho nhu cầu quản lý rủi ro của các khách hàng trên

phạm vi toàn thế giới. Đặc biệt, CME group cung cấp các sản phẩm t−ơng lai và

quyền chọn về lãi suất, chỉ số cổ phiếu, tỷ giá hối đoái, hàng hoá, năng l−ợng và các sản phẩm đầu t− bổ sung khác nh− thời tiết, bất động sản...

Cả CME và CBOT hiện nay đều cung cấp các sàn giao dịch điện tử. Đến tháng giêng năm 2008, CBOT sẽ chuyển sang sàn Globex CME. Với khả năng thuận lợi hoá các giao dịch phức tạp và đòi hỏi cao, sàn sẽ hoạt động 24/24 giờ trong thời gian làm việc của tuần. Hơn 1100 khách hàng kết nối trực tiếp với CME Globex và khoảng 8 cầu truyền thông ở những trung tâm tài chính lớn châu

Âu và châu á. Những cầu này phục vụ cho các khách hàng không phải là ng−ời

Hoa Kỳ kết nối nhanh với chi phí thấp và có thể truy nhập hiệu quả vào thị

tr−ờng điện tử của CME Group.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các dịch vụ bán buôn, bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam.pdf (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)