Quy hoạch phát triển th−ơng mại ở Trung Quốc đ−ợc thực tiện theo trình tự sau: Tr−ớc tiên, các Vụ, Cục chức năng của Bộ Th−ơng mại Trung Quốc yêu cầu các đơn vị ngành dọc liên quan ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung −ơng, các địa ph−ơng xây dựng các quy hoạch phát triển của ngành th−ơng mại. Những quy hoạch này th−ờng liên đới ảnh h−ởng đến quy hoạch xây dựng và phát triển của địa ph−ơng và thành phố cho nên chính sách của Bộ Th−ơng mại th−ờng có sự tranh thủ ý kiến của ngành xây dựng.
Năm 2003, quy hoạch bố trí mạng th−ơng mại của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung −ơng và các địa ph−ơng liên quan đã đ−ợc hoàn thành và gửi lên Bộ Th−ơng mại và Bộ Xây dựng Trung Quốc. Đến cuối năm 2004, quy hoạch này đ−ợc thông qua bởi Bộ Th−ơng mại và Bộ Xây dựng Trung Quốc tức là "Quy hoạch về mạng l−ới th−ơng mại".
Tr−ớc đây, sự thiếu quy hoạch hợp lý về mạng l−ới th−ơng mại đã làm cho sự phân bố, bố cục của mạng l−ới th−ơng mại bị hỗn loạn, khiến cho số l−ợng của các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành th−ơng mại phát triển một cách mù quáng. Điều đó làm hỏng môi tr−ờng cạnh tranh th−ơng mại của các doanh nghiệp dẫn đến trình độ kinh doanh của doanh nghiệp sa sút và thậm chí khiến cho một số doanh nghiệp bị thua lỗ.
Quy hoạch mạng l−ới kinh doanh th−ơng mại làm cho các doanh nghiệp th−ơng mại có những kết hợp hài hoà với thị tr−ờng cả về mặt không gian cũng nh− về mặt số l−ợng. Ví dụ, theo quy hoạch thì từ vành đai 2 của thành phố Bắc Kinh không đ−ợc phép xây dựng các trung tâm th−ơng mại với diện tích 10.000m2 nữa; trong vòng vành đai 3 (trong phạm vi vành đai 3) không đ−ợc phép xây dựng các chợ bán buôn hàng nông sản; các chợ bán buôn hàng nông sản mà đã có từ tr−ớc đây thì đều phải chuyển ra bên ngoài vành đai 3.
Điều này thể hiện tác dụng cụ thể của quy hoạch th−ơng mại và nó cũng thể hiện sức mạnh của Chính phủ. Trên thực tế, trong phạm vi vành đai 2 của thành phố Bắc Kinh đã có quá nhiều siêu thị và trung tâm th−ơng mại có diện tích trên 10.000 m2. Nếu cứ tiếp tục cho xây dựng thì sẽ dẫn đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp đã có sẵn trở nên khó khăn. Trong khi, các chợ bán buôn hàng nông sản phải chuyển ra vành đai 3 vì những chợ này làm ô nhiễm môi tr−ờng, đồng thời cũng ảnh h−ởng rất lớn đến công tác phòng cháy, chữa cháy cũng nh−
công tác trị an...
2.3.3. Mô hình tổ chức và ph−ơng thức quản lý kinh doanh
2.3.3.1. Các mô hình th−ơng mại bán buôn
* Chợ bán buôn truyền thống: Hiện nay, chợ bán buôn truyền thống ở Trung Quốc chủ yếu vẫn là những chợ mang tính chất tổng hợp. Chính phủ Trung Quốc khuyến khích phát triển loại hình chợ bán buôn hàng nông sản
theo h−ớng mua bán có tính chất chuyên và áp dụng ph−ơng thức đấu giá.
Tại các địa ph−ơng chuyên sản xuất hàng nông sản thì Chính phủ cũng khuyến khích thành lập các chợ bán buôn tập trung hàng nông sản để tiện cho việc tiêu thụ cũng nh− mở rộng tiêu thụ. Ví dụ, ở tỉnh Sơn Đông có chợ Thọ Quang là nơi chuyên cung cấp hàng rau, nông sản cho toàn quốc.
Chính phủ Trung Quốc khuyến khích đổi mới hình thức tổ chức và ph−ơng thức giao dịch của những chợ bán buôn hàng nông sản. Trọng điểm phát triển là hình thành chế độ công ty nhằm để cải thiện tình hình hiện nay khi phần lớn các chợ bán buôn này đều là các quầy, các gian hàng.
Chính phủ Trung Quốc khuyến khích chợ bán buôn hàng nông sản phát triển theo hai h−ớng: một là tiếp cận ngày càng gần với nhà sản xuất và hai là ngày càng tiếp cận với ng−ời tiêu dùng, tức là th−ợng nguồn và hạ nguồn kênh phân phối và khuyến khích các chợ áp dụng thanh toán qua hệ thống điện tử.
* Mô hình tổng kho và trung tâm phân phối: là những mô hình hiện đại áp
dụng ph−ơng thức Cash & Carry. Trong chính sách hiện đại hoá ngành th−ơng mại bán buôn, bán lẻ của mình, Chính phủ Trung Quốc khuyến khích phát triển các mô hình bán buôn hiện đại nh− mô hình tổng kinh tiêu và tổng đại lý làm cho nó có chức năng đa dạng bao gồm cả chế biến gia công, cả lắp ráp, khớp hàng... phát triển th−ơng mại điện tử bán buôn B2B.
* Sàn giao dịch hàng hoá: Hiện nay, ở Trung Quốc, thị tr−ờng giao dịch kỳ hạn mới chỉ có 3 điểm: một ở Trịnh Châu - thủ phủ tỉnh Hà Nam là l−ơng thực; Th−ợng Hải - hàng kim loại mầu và ở Đại Liên là đậu. Thị tr−ờng có kỳ hạn ở Trung Quốc còn nhiều hạn chế, một số mặt hàng thiết yếu nh− bông, dầu ăn vẫn ch−a tiến hành đ−ợc... Chính phủ Trung Quốc đã có những chính sách cụ thể nhằm xây dựng và hoàn thiện sàn giao dịch hàng hoá ở n−ớc này.
2.3.3.2. Các mô hình th−ơng mại bán lẻ
Theo Tiêu chuẩn phân loại cửa hàng bán lẻ mới (GB/T1806 - 2004), cửa hàng bán lẻ có thể phân thành 2 loại: loại hình bán lẻ qua cửa hàng (CH) và loại hình bán lẻ không qua CH.