Các cơ quan thi hành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các dịch vụ bán buôn, bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam.pdf (Trang 77 - 80)

Uỷ ban cạnh tranh Th−ơng mại Thái Lan: Luật cạnh tranh th−ơng mại của Thái Lan đ−ợc thực thi bởi cơ quan chính phủ là Uỷ ban cạnh tranh th−ơng mại Thái Lan do Bộ tr−ởng Bộ Th−ơng mại làm chủ nhiệm, thứ tr−ởng th−ờng trực Bộ Th−ơng mại làm phó chủ nhiệm, thứ tr−ởng th−ờng trực Bộ Tài chính và không ít hơn 9, không nhiều hơn 12 thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn về luật, kinh tế, th−ơng mại, quản trị kinh doanh và quản lý hành chính, Vụ tr−ởng vụ chính sách th−ơng mại trong n−ớc làm tổng th− ký. Uỷ ban có thẩm quyền và trách nhiệm xem xét các khiếu kiện, đ−a ra các tiêu chí về vị trí thống lĩnh, xem xét việc thực hiện cho phép sát nhập hay các sáng kiến liên kết có khả năng làm giảm cạnh tranh, cho phép việc giải thể, ngừng hoạt động, điều chỉnh hay thay đổi các hoạt động kinh doanh.

Tiểu ban và tiểu ban điều tra: Uỷ ban có thể thành lập các tiểu ban chuyên

môn và các tiểu ban điều tra. Trong các tiểu ban này phải có đại diện của Vụ chính sách th−ơng mại trong n−ớc làm th− ký. Các tiểu ban chuyên môn có nghĩa vụ xem xét và đề xuất kiến nghị lên Uỷ ban. Tiểu ban điều tra có trách nhiệm và thẩm quyền tiến hành các hoạt động điều tra và báo cáo uỷ ban các tr−ờng hợp vi phạm theo Luật, đề nghị Uỷ ban các hoạt động điều tra sâu hơn...

Ban chống án: Một ban quan trọng khác là ban chống án do Hội đồng Bộ tr−ởng chỉ định. Vụ tr−ởng vụ th−ơng mại trong n−ớc sẽ chỉ định các quan chức của vụ giữ các chức vụ th− ký và trợ lý th− ký. Ban chống án có các quyền hạn và nghĩa vụ sau: (1) H−ớng dẫn quy định và thủ tục chống án; (2) Xem xét và quyết định việc chống lại các mệnh lệnh của Uỷ ban; (3) Yêu cầu bằng văn bản những cá nhân liên quan cung cấp tài liệu và chứng cứ cho việc xem xét chống án; (4) Ban hành lệnh huỷ bỏ việc thi hành quyết định của Uỷ ban.

4. Hành vi phản cạnh tranh: Theo luật cạnh tranh năm 1999, những hành vi phản cạnh tranh sau đây bị cấm:

Điều 25: Lạm dụng thống lĩnh thị tr−ờng: các hoạt động kinh doanh có thị

phần và khối l−ợng bán hàng v−ợt quá mức quy định sẽ bị cấm nếu: (1) Định giá mua và giá bán hàng hoá hoặc phí dịch vụ bất hợp lý; (2) Quy định những điều kiện bắt buộc, trực tiếp hoặc gián tiếp yêu cầu các nhà kinh doanh là khách hàng của họ hạn chế dịch vụ, sản xuất, mua hoặc phân phối hàng hoá, hoặc hạn chế cơ hội mua bán hàng hoá, tiếp nhận hay cung cấp dịch vụ hoặc tiếp nhận tín dụng từ các nhà kinh doanh khác một cách bất hợp lý; (3) Huỷ bỏ, giảm hoặc hạn chế dịch vụ, sản xuất, mua, phân phối, giao hàng hoặc nhập khẩu mà không có lý do chính đáng, hoặc làm h− hại hoặc gây ra tổn thất cho hàng hoá nhằm giảm cung cấp d−ới mức của nhu cầu của thị tr−ờng; (4) can thiệp vào hoạt động kinh doanh của ng−ời khác mà không có lý do chính đáng

Điều 26: Sáp nhập: Việc sáp nhập kinh doanh dẫn đến kết quả là thị phần, khối l−ợng bán hàng, chứng khoán và tài sản v−ợt quá một mức nhất định cần đ−ợc sự chấp thuận của Uỷ ban cạnh tranh th−ơng mại vì điều này có thể dẫn đến độc quyền hoặc cạnh tranh không lành mạnh.

Điều 28: Thông đồng: Các nhà kinh doanh bị cấm việc m−u đồ, thông đồng, cấu kết với các nhà kinh doanh khác nhằm tạo thế độc quyền hoặc giảm cạnh tranh. Không nhà kinh doanh nào đ−ợc liên kết với các nhà kinh doanh khác trong thực hiện những hành vi sau đây: (1) Định giá bán hàng hoá và dịch vụ; (2) Định giá mua hàng hoá và dịch vụ; (3) Kiểm soát thị tr−ờng bằng thoả thuận lũng đoạn thị tr−ờng khu vực, chỉ định khách hàng, chỉ định nguồn cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ với khối l−ợng đã định; (4) Bán hàng khuyến mại giảm chất l−ợng, chỉ định ng−ời mua hay ng−ời cung cấp, ấn định điều kiện và thủ tục mua bán...

Điều 28. Thoả thuận giữa nhà kinh doanh trong và ngoài n−ớc: Một nhà kinh

doanh có quan hệ làm ăn với đối tác n−ớc ngoài, dù là trên cơ sở hợp đồng hay chính sách đối tác, hay nắm giữ cổ phần hoặc bất kỳ hình thức t−ơng đ−ơng nào

khác không đ−ợc thực hiện bất cứ hoạt động nào theo lệnh của đối tác trong n−ớc và có ý định mua hàng hoá dịch vụ trực tiếp từ nhà kinh doanh đối tác n−ớc ngoài.

- Thực thi luật cạnh tranh năm 1999, Uỷ ban Cạnh tranh th−ơng mại thành lập 7 tiểu ban liên quan gồm: (1) Tiểu ban về độc quyền truyền hình cáp và việc hạn chế kinh doanh phim video; (2) Hạn chế r−ợu mạnh và bia: (3) Tiêu chuẩn và h−ớng dẫn sáp nhập; (4) Thực hành buôn bán không lành mạnh; (5) Th−ơng mại bán buôn, bán lẻ; (6) Hạn chế đối với ngành công nghiệp xe máy và (7) Tiêu chuẩn vị trí thống lĩnh thị tr−ờng

- Uỷ ban đ−a ra tiêu chí doanh nghiệp thống lĩnh thị tr−ờng đối với doanh nghiệp th−ơng mại bán buôn, bán lẻ nh− sau: Doanh nghiệp đ−ợc coi là thống lĩnh thị tr−ờng nếu:

+ Doanh nghiệp đơn lẻ chiếm từ 20% thị phần trên thị tr−ờng trở lên và có doanh số bán năm tr−ớc v−ợt 27.000 triệu Bath.

+ Ba doanh nghiệp hàng đầu trong liên kết chiếm lĩnh từ 33,33% thị phần trở lên và doanh số bán hàng năm tr−ớc v−ợt 45.000 triệu bath.

+ Thị phần của bất kỳ một doanh nghiệp riêng rẽ nào không v−ợt quá 10% của thị tr−ờng ngành hàng thì doanh nghiệp đó không bị coi là doanh nghiệp thống lĩnh.

Đối với kinh doanh ô tô xe máy:

+ Doanh nghiệp đơn lẻ chiếm thị phần từ 33,33% trở lên và có doanh số bán năm tr−ớc v−ợt 5.000 triệu bath.

+ 3 doanh nghiệp hàng đầu có thị phần cộng lại v−ợt 66,66% thị tr−ờng, doanh số năm tr−ớc v−ợt 10.000 triệu bath;

+ Thị phần của bất kỳ doanh nghiệp riêng rẽ nào không nhiều hơn 10% giá trị thị tr−ờng thì doanh nghiệp đó không bị coi là thống lĩnh...

2.4.2.2. Về quan hệ hợp đồng kinh doanh

Bộ luật Dân sự và Th−ơng mại Thái Lan có một phần quy định về hợp đồng chung, trong đó điều chỉnh mọi quan hệ hợp đồng kinh doanh và các giao dịch hợp đồng khác.

Tuỳ theo bản chất của từng loại hợp đồng, Đạo luật Công ty Nhà n−ớc (PCA) và đạo luật liên doanh (ABA) quy định các điều khoản bộ phận về hợp đồng liên doanh. Các bên liên doanh với quỹ hỗ trợ chuyển giao công nghệ và đào tạo là những bộ phận có hiệu lực thực thi của hợp đồng liên doanh.

Hiện nay, các nhà bán lẻ nhỏ của Thái Lan phải chịu cạnh tranh rất lớn từ các nhà bán lẻ n−ớc ngoài nên đã gây sức ép rất lớn đối với chính phủ Thái Lan trong việc quản lý các nhà bán lẻ n−ớc ngoài. Nếu nh− tr−ớc kia chính phủ Thái Lan mở cửa thị tr−ờng bán lẻ một cách tự do thì năm 2002 Chính phủ n−ớc này đã đ−a ra Dự thảo luật về bán lẻ, luật này sẽ đ−ợc Thủ t−ớng Thái Lan xem xét và nếu đ−ợc Quốc hội thông qua sẽ chính thức có hiệu lực.

Theo dự án Luật, Bộ Nội vụ Thái sẽ đảm trách việc hạn chế sự bành tr−ớng của các nhà bán lẻ lớn thông qua các quy định trong Luật quy hoạch đô thị và Luật xây dựng. Chính phủ của Thủ t−ớng Surayud hy vọng Đạo luật bán lẻ sẽ tạo ra sự cân bằng trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ. Các mục tiêu khác là đảm bảo an toàn xã hội, bảo vệ môi tr−ờng, phúc lợi xã hội và các điều khoản về cửa hàng công cộng.

Nội dung chính của dự luật bán lẻ Thái Lan gồm các quy định về điều kiện xây dựng các cửa hàng bán buôn, bán lẻ mới. Theo đó, các nhà bán lẻ trong và ngoài n−ớc, kể cả các nhà bán buôn có thể sẽ phải có giấy phép của chính quyền địa ph−ơng mới đ−ợc xây dựng cơ sở mới. Chính phủ sẽ tăng c−ờng quản lý việc mở cửa hàng mới, nhất là quản lý về địa điểm và thời gian mở cửa hàng…

2.4.2.4. Các văn bản pháp quy khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các dịch vụ bán buôn, bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam.pdf (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)