- Chợ bán buôn hàng nông sản công cộng: đ−ợc đầu t− xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà n− ớc Cơ quan quản lý trực tiếp là Ban Quản lý chợ,
3.1.1.1. Khái quát chung
Theo Tổng cục Thống kê, hoạt động dịch vụ phân phối, bao gồm dịch vụ bán buôn và bán lẻ, đóng góp khoảng 13-14% vào GDP. Theo số liệu tổng điều tra doanh nghiệp năm 2005 của Tổng cục Thống kê, số l−ợng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phân phối tăng hơn 2 lần trong thời kỳ 2000 - 2004, từ gần 14.100 doanh nghiệp lên gần 28.600 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp hoạt động bán buôn tăng gần 170% và bán lẻ tăng gần 50%. Dịch vụ phân phối đã b−ớc đầu đảm nhận đ−ợc vai trò tiêu thụ sản phẩm, qua đó thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển, góp phần tăng tr−ởng kinh tế liên tục trong nhiều năm qua. Tỷ trọng GDP của th−ơng mại trong n−ớc (tính riêng th−ơng mại hàng hoá) −ớc chiếm 13,64% toàn bộ GDP của nền kinh tế (tỷ trọng này năm 2005 là 13,58%).
Tổng mức bán lẻ xã hội tăng liên tục với tốc độ cao và khá ổn định: Năm 2005 đạt 480.300 tỉ đồng, tăng 20,5% so với năm 2004 và đạt mức tăng tr−ởng bình quân 18,3% trong giai đoạn 2001 - 2005 so với mức tăng bình quân 11% của giai đoạn 1996 - 2000. Tổng mức bán lẻ xã hội năm 2006 −ớc đạt 580.710 tỷ đồng, tăng 20,9% so với năm 2005. Nếu loại trừ yếu tố giá cả, tốc độ tăng của tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2006 tăng 14,3% so với năm 2005, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng bình quân hàng năm của giai đoạn 2001 - 2005 (11,8%).
Dịch vụ bán buôn, bán lẻ ngày càng thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế. Nếu nh− năm 2001, tỉ trọng trong th−ơng mại bán lẻ hàng hoá của khu vực kinh tế Nhà n−ớc là 16,7%, của khu vực kinh tế ngoài Nhà n−ớc là 81,7% và của khu vực có vốn đầu t− n−ớc ngoài là 1,6% thì năm 2005, tỉ trọng trên đã có sự chuyển dịch mạnh, t−ơng ứng là 12,9%; 83,3% và 3,8%.
Các ph−ơng thức kinh doanh truyền thống vẫn đóng vai trò quan trọng trong dịch vụ bán lẻ. Cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hộ gia đình chiếm tỷ trọng khá lớn. Các cửa hàng này phục vụ trên diện rộng đối với cả hàng hoá thực phẩm và phi thực phẩm. Các cửa hàng tạp hoá độc lập vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc kinh doanh các mặt hàng thực phẩm đáp ứng cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày của ng−ời tiêu dùng trong khi các cửa hàng đại lý hiện đại chủ yếu phục vụ những hàng hoá phi thực phẩm. Tuy nhiên, hệ thống phân phối bán lẻ đã bắt đầu phát triển theo tính chất liên kết và có tính hệ thống trong chuỗi ngành hàng. Đã xuất hiện các hình thức bán lẻ hiện đại nh− chuỗi siêu thị G7-Mart của Công ty Cà phê Trung Nguyên,
các siêu thị Coop.mart của Liên minh Hợp tác xã thành phố Hồ Chí Minh, các siêu thị của các Công ty khác nh− Intimex, Haprosimex, Maximark, Citimart, chuỗi cửa hàng thời trang Vinatex thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam...
Bảng 5: Tổng mức l−u chuyển hàng hoá bán lẻ 2001 - 2006 Trong đó Năm Tổng số Kinh tế Nhà n−ớc Kinh tế ngoài NN Khu vực có vốn FDI Tổng mức l−u chuyển HHBL (tỷ đồng) 2001 245315,0 40956,0 200363,0 3996,0 2002 280884,0 45525,4 224436,4 10922,2 2003 333809,3 52381,8 267724,8 13702,7 2004 398524,5 59818,2 323586,1 15120,2 2005 480323,0 62175,9 399855,8 18260,8 2006 580710,0 72008,0 493603,5 15098,5 Cơ cấu ( %) 2001 100,0 16,7 81,7 1,6 2002 100,0 16,2 79,9 3,9 2003 100,0 15,7 80,2 4,1 2004 100,0 15,0 81,2 3,8 2005 100,0 12,9 83,3 3,8 2006 100,0 12,4 85,0 2,6
Nguồn: Niên giám Thống kê, Tổng cục Thống kê
Mặc dù hiện nay các cửa hàng bán lẻ hiện đại vẫn chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn nh−ng sẽ tiếp tục đ−ợc mở rộng sang các tỉnh khác và sẽ tạo cho ng−ời tiêu dùng thói quen mua bán mới. Các siêu thị, trung tâm th−ơng mại hiện đại không chỉ tập trung ở các thành phố lớn nh− Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng mà b−ớc đầu đã phát triển ở các tỉnh, thành phố khác... Tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, l−ợng hàng hoá l−u thông qua các kênh phân phối hiện đại nh−
siêu thị, trung tâm th−ơng mại đã tăng từ 18% (năm 2004) lên khoảng 26% trong năm 2006. Sự tham gia của các tập đoàn phân phối n−ớc ngoài nh− The Seiyu Ltd của Nhật Bản, Parkson Corp Sdn Bhd của Malaixia, Casino Guichard Perrachon’s Big C và Metro Cash and Carry của Đức đã đem lại diện mạo mới cho ngành kinh doanh bán lẻ.
Theo số liệu của Bộ Th−ơng mại, cả n−ớc hiện có trên 200 siêu thị, 30 trung tâm th−ơng mại; khoảng 1.000 cửa hàng tự chọn; 9.063 chợ, 165 chợ đầu mối cấp vùng và cấp tỉnh. Doanh thu bán lẻ hàng hoá qua hệ thống phân phối truyền thống nh− các chợ chiếm khoảng 40%, qua các cửa hàng độc lập và cửa hàng
của doanh nghiệp khoảng 44%. Doanh thu bán lẻ hàng hoá qua hệ thống phân phối hiện đại (trung tâm th−ơng mại, siêu thị...) khoảng 10% (nếu tính riêng ở các đô thị lớn thì tỷ trọng này lên tới 20%). Một số cửa hàng truyền thống cũng đang chuyển hoá thành cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh áp dụng ph−ơng thức bán hàng tiến bộ. Ngay cả loại hình truyền thống nh− chợ cũng đang diễn ra quá trình hiện đại hoá (tổ chức các không gian trong chợ, ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển các dịch vụ phụ trợ...) và ra đời các loại hình chợ mới (chợ đầu mối bán buôn, chợ chuyên doanh...).
Các ph−ơng thức kinh doanh mới nh− kết hợp tổ chức kinh doanh theo chuỗi với áp dụng ph−ơng thức nh−ợng quyền th−ơng mại d−ới sự quản lý thống nhất và tập trung của các doanh nghiệp mẹ; tổ chức dịch vụ hậu cần phân phối chuyên nghiệp d−ới dạng các trung tâm hậu cần phân phối cũng ngày càng trở thành xu h−ớng có sức cuốn hút mạnh nhiều nhà phân phối. Tốc độ phát triển hệ thống phân phối hiện đại ngày càng gia tăng (về qui mô, số l−ợng, phạm vi hoạt động…), nh− hệ thống các cửa hàng tiện lợi G7 Mart (của Công ty cổ phần Th−ơng mại và Dịch vụ G7), Hapro Mart (của Tổng công ty Th−ơng mại Hà Nội), 24/Seven (của Công ty cổ phần Hoang Corp.); hệ thống các cửa hàng chuyên doanh, nh− thời trang VINATEX, thời trang PT, điện máy Sài Gòn - Nguyễn Kim; chuỗi siêu thị nh− Co.op Mart (của Liên hiệp HTX Th−ơng mại và dịch vụ Tp. Hồ Chí Minh), INTIMEX (của Công ty XNK INTIMEX). Cùng với sự ra đời và hoạt động khá thành công của Phú Thái Group (dạng một trung tâm hậu cần phân phối độc lập), một số tổng công ty (chuyên ngành hoặc đa ngành), công ty bán lẻ chuyên nghiệp, một số chuỗi siêu thị và chuỗi cửa hàng tiện lợi cũng đang lập ra các trung tâm hậu cần phân phối để phục vụ cho toàn bộ mạng l−ới bán lẻ của mình...
Th−ơng mại điện tử mới xuất hiện nh−ng đang có xu h−ớng phát triển tích cực. Ngoài việc xây dựng Website giới thiệu hình ảnh công ty, lĩnh vực kinh doanh, tìm kiếm bạn hàng, ký kết hợp đồng (giao dịch B2B - “doanh nghiệp với doanh nghiệp”), các sàn giao dịch điện tử và các chợ "ảo" mua bán trên mạng (giao dịch B2C - “doanh nghiệp với ng−ời tiêu dùng” và C2C - “ng−ời tiêu dùng với ng−ời tiêu dùng”) xuất hiện ngày một nhiều, thu hút đông khách hàng, nhất là giới khách hàng trẻ tuổi tham gia với số lần giao dịch thành công ngày càng tăng.
Nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng và h−ớng đến ứng dụng ph−ơng thức hoạt động tiên tiến nh− thiết lập hệ thống phân phối từ nhà sản xuất, nhập khẩu qua bán buôn đến bán lẻ theo khu vực thị tr−ờng, có ch−ơng trình quảng cáo, khuyến mại, chăm sóc khách hàng ...một cách bài bản trên cơ sở quan tâm đến lợi ích của các thành viên tham gia trong hệ thống; ứng dụng CNTT trong quản lý, xây dựng các trung tâm logistics để thống nhất điều phối hàng hoá cho toàn hệ thống...
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đ−ợc vẫn còn một số tồn tại cần đ−ợc khắc phục: Hệ thống dịch vụ phân phối vẫn ở trong tình trạng vừa lạc hậu, chắp vá; cơ chế, chính sách về quản lý, khuyến khích phát triển th−ơng mại còn chậm, ch−a sát với tình hình, ch−a đ−ợc quan tâm đúng mức...Các hình thức thanh toán hiện đại ch−a đ−ợc áp dụng. Tỷ lệ giữa kênh phân phối truyền thống
và hiện đại ở Việt Nam hiện đang chênh lệch ở mức cao. Nếu nh− Thái Lan tỷ lệ này là 4:6 (kênh phân phối truyền thống 40%, hiện đại 60%), ở Trung Quốc là 4,4:5,6 thì ở Việt Nam vẫn là 8,5:1,5.