Thực trạng các định chế pháp lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các dịch vụ bán buôn, bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam.pdf (Trang 97 - 99)

- Chợ bán buôn hàng nông sản công cộng: đ−ợc đầu t− xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà n− ớc Cơ quan quản lý trực tiếp là Ban Quản lý chợ,

3.1.1.2.Thực trạng các định chế pháp lý

a. Về hệ thống luật pháp điều chỉnh việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ (gia nhập thị tr−ờng):

- Luật Doanh nghiệp 2005, có hiệu lực từ 01/07/2006, điều chỉnh việc thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp ngoài nhà n−ớc và doanh nghiệp có vốn đầu t− trực tiếp n−ớc ngoài nh− công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần;

- Luật Th−ơng mại sửa đổi năm 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006 xác nhận địa vị pháp lý của các th−ơng nhân n−ớc ngoài tại Việt nam d−ới các hình thức: văn phòng đại diện, chi nhánh, công ty liên doanh và công ty 100% vốn n−ớc ngoài;

- Luật Doanh nghiệp Nhà n−ớc (sửa đổi) năm 2003 điều chỉnh việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp Nhà n−ớc;

- Luật Hợp tác xã (sửa đổi) năm 2003 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng giêng năm 2004 điều chỉnh việc thành lập và hoạt động của kinh tế hợp tác và các hợp tác xã ở Việt Nam.

Đây là các nền tảng pháp lý để các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ thành lập và hoạt động ở Việt Nam, xây dựng các liên doanh, kết mạnh mẽ d−ới hình thức thành lập công ty mẹ - công ty con và các tập đoàn bán buôn, bán lẻ trong n−ớc, tạo sức mạnh để phát triển trong môi tr−ờng tự do hoá và cạnh tranh ngày càng gay gắt khi Việt Nam đã là thành viên của WTO.

b. Hệ thống luật pháp điều chỉnh hoạt động trên thị tr−ờng

- Các điều chỉnh từ bên ngoài tác động đến thị tr−ờng Việt Nam gồm có: Pháp lệnh về Đối xử tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT) năm 2002, Pháp lệnh về Tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá từ n−ớc ngoài vào Việt Nam năm 2002, Pháp lệnh chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004, Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004 nhằm ngăn chặn những hành vi th−ơng mại không công bằng xuất phát từ ngoài biên giới Việt Nam nh−ng gây ảnh h−ởng xấu đến sự cạnh tranh lành mạnh trên thị tr−ờng Việt Nam.

- Luật Cạnh tranh năm 2005 có hiệu lực thi hành từ năm 2006 là đạo luật cơ bản để điều tiết thị tr−ờng. Với các quy định điều chỉnh các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, tập trung kinh tế và cạnh tranh không lành mạnh… nhằm tạo môi tr−ờng cạnh tranh công bằng và bình đẳng, bảo vệ và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trong thị tr−ờng bán buôn, bán lẻ; ngăn chặn các hành vi gây hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh…

- Thông qua Luật Đầu t− chung 2005, Luật Th−ơng mại 2005, Chính phủ phân chia các lĩnh vực cấm, hạn chế, có điều kiện và tự do đầu t− kinh doanh

- Chính phủ thông qua các luật thuế : thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp… để điều tiết thu nhập, khuyến khích hay hạn chế đầu t−, kinh doanh phù hợp với chiến l−ợc và kế hoạch phát triển kinh tế qua các thời kỳ;

- Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động trên thị tr−ờng còn có Luật Dân sự năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật Giao dịch điện tử 2005, Pháp lệnh giá năm 2002 quy định cho phép Chính phủ bình ổn giá đối với một số mặt hàng trọng yếu của nền kinh tế quốc dân nh− xăng dầu, khí hoá lỏng, xi măng, sắt thép, phân bón, lúa gạo, cà phê, bông hạt và bông xơ, mía, muối, một số thuốc phòng chữa bệnh cho ng−ời… Pháp lệnh về chất l−ợng hàng hoá năm 1999 cho phép bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và ng−ời tiêu dùng, Pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm…

- Các văn bản pháp quy về điều hành thị tr−ờng có thể kể tới:

+ Quyết định 311/QĐ-TTg ngày 20/3/2003 của Thủ t−ớng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tiếp tục tổ chức thị tr−ờng trong n−ớc, tập trung phát triển th−ơng mại nông thôn đến năm 2010" nhằm mục tiêu sắp xếp, mở rộng thị tr−ờng trong n−ớc, bảo đảm l−u thông hàng hoá thông suốt… Nghị định 02/2003/NĐ - CP về phát triển và quản lý chợ, Chỉ thị số 13/2004/CT-TTg ngày 31/3/2004 của Thủ t−ớng Chính phủ nhằm thực hiện một số giải pháp chủ yếu để phát triển mạnh thị tr−ờng nội địa, Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24-9-2004 của Bộ Th−ơng mại về việc ban hành Quy chế Siêu thị, Trung tâm th−ơng mại...

+ Để h−ớng dẫn thi hành Luật Th−ơng mại sửa đổi (năm 2005), liên quan đến hoạt động th−ơng mại trên thị tr−ờng nội địa, Bộ Th−ơng mại đã dự thảo và trình Chính phủ ban hành các Nghị định quy định chi tiết Luật Th−ơng mại về kinh doanh dịch vụ Logistics; Nghị định về nh−ợng quyền th−ơng mại; Quy chế kinh doanh xăng dầu; Nghị định về chính sách phát triển th−ơng mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực th−ơng mại;...

+ Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về th−ơng mại điện tử ngày 9-6-2006 đánh dấu một b−ớc tiến lớn trong việc tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về th−ơng mại điện tử. Nghị định này thừa nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong các hoạt động liên quan tới th−ơng mại. Đây là cơ sở để các doanh nghiệp và ng−ời tiêu dùng yên tâm tiến hành giao dịch th−ơng mại điện tử, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia, đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để xét xử khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động th−ơng mại điện tử...

c. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát thị tr−ờng:

Hệ thống các tổ chức kiểm tra, kiểm soát thị tr−ờng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay gồm các lực l−ợng cảnh sát (Bộ Công an, Bộ Tài nguyên

môi tr−ờng); quản lý thị tr−ờng, quản lý cạnh tranh (Bộ Công Th−ơng); quản lý chất l−ợng, quản lý sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ)… nhằm đấu tranh chống các hành vi gian lận th−ơng mại, kinh doanh hàng giả, kém chất l−ợng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ …

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các dịch vụ bán buôn, bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam.pdf (Trang 97 - 99)