Các mô hình tổ chức bán lẻ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các dịch vụ bán buôn, bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam.pdf (Trang 60 - 62)

5. Các biện pháp giám sát và điều chỉnh

2.2.3.2.Các mô hình tổ chức bán lẻ

- Mô hình truyền thống:

Trong hệ thống bán lẻ của Nhật Bản, các cửa hàng bán lẻ nhỏ -“mom-and- pop” và cửa hàng thực phẩm nhỏ vẫn giữ vai trò rất quan trọng (năm 2002, dạng cửa hàng này vẫn chiếm tới 42% doanh số bán lẻ ở Nhật Bản), dù rằng, trong những năm gần đây, vị trí của các cửa hàng này đã giảm đi t−ơng đối cùng với sự phát triển của các cửa hàng tổng hợp (GMS), các quầy thực phẩm trong các cửa hàng lớn (DS), các siêu thị (SM) và các chuỗi cửa hàng tiện lợi (CVS) (nh− minh hoạ về thị phần cửa hàng bán lẻ ở Nhật 2002).

- Mô hình hiện đại:

* Trung tâm mua sắm:

Theo Hội đồng trung tâm mua sắm Nhật Bản (JCSC), một trung tâm mua sắm ở Nhật Bản đ−ợc định nghĩa là một tổ hợp cung cấp dịch vụ th−ơng mại đ−ợc kế hoạch hoá, triển khai thực hiện và đ−ợc quản lý thống nhất:

- Tổ hợp này phải có diện tích mặt bằng kinh doanh từ 1.500m2 trở lên. - Phải tập hợp đ−ợc từ 10 cửa hàng bán lẻ trở lên, không kể điểm cho thuê kinh doanh.

- Trong trung tâm mua sắm, mặt bằng cho thuê kinh doanh không đ−ợc v−ợt quá 80% diện tích mặt bằng cho thuê hoặc toàn bộ diện tích mặt bằng bán lẻ trừ phi là diện tích mặt bằng cho thuê kinh doanh lớn hơn 1500m2.

Trong trung tâm mua sắm, các chủ kinh doanh phải phối hợp hài hoà thực hiện các hoạt động marketing và các sự kiện chung.

Cơ cấu thị phần của các cửa hàng bán lẻ ở Nhật năm 2002 10% 32% 5% 11% 42% GMS SM DS CVS M&P

Xu h−ớng hình thành các Trung tâm mua sắm ở Nhật Bản:

Vào đầu những năm 1990s, Chính phủ Nhật Bản nới lỏng việc hạn chế theo Luật cửa hàng bán lẻ lớn (LRSL) (theo quy định của luật, chính phủ hạn chế sự phát triển của loại hình cửa hàng lớn). Sự thay đổi này đã dẫn đến việc tăng thêm số l−ợng các trung tâm mua sắm, kể cả các trung tâm mua sắm lớn. Đến cuối năm 2004, có 2.660 trung tâm mua sắm ở Nhật Bản. Diện tích mặt bằng trung bình của các Trung tâm mua sắm đạt mức 15.577m2 vào cuối năm 2004. Thị phần của các trung tâm mua sắm lớn từ chỗ chỉ chiếm khoảng 12% tổng mức bán lẻ năm 1988 đã tăng lên 21% năm 2004 phản ánh xu h−ớng ng−ời tiêu dùng ngày càng thích đến các trung tâm mua sắm.

Việc phát triển mô hình trung tâm mua sắm của Nhật Bản là học tập từ mô hình của Hoa Kỳ với một chuỗi lớn các tụ điểm bán lẻ trong một không gian bán lẻ lớn, kể cả các cửa hàng tổng hợp (GMS), cửa hàng lớn (DS), cửa hàng dạng killer, cửa hàng cao cấp, trong đó mỗi phân đoạn thị tr−ờng đều có thể tạo dấu ấn riêng và chứa đựng cả những cơ hội và thách thức khác nhau. Chẳng hạn, trong khi ng−ời tiêu dùng rất nhạy cảm với sự tăng giá của hàng thiết yếu thì hàng loạt các th−ơng hiệu hàng xa xỉ nổi tiếng với giá cao vẫn đ−ợc tiêu thụ tốt tại Nhật Bản. Hơn nữa, ở một khía cạnh khác, trên phạm vi rộng của bán lẻ, một số trung tâm mua sắm định h−ớng giá rẻ vẫn có khả năng hút khách hàng nhờ giá bán hấp dẫn.

* Đại siêu thị (Hypermarket): Đại siêu thị ở Nhật là một dạng siêu cửa hàng, th−ờng đ−ợc đặt tại ngoại ô các thành phố hoặc những vùng nông thôn ở Nhật, diện tích mặt bằng khoảng 6.000 m2 trở lên, có bãi để xe rộng, áp dụng ph−ơng thức bán hàng tự phục vụ, hàng tiêu dùng phổ biến từ thực phẩm cho tới đồ gia dụng, từ hàng mau hỏng cho tới hàng tiêu dùng lâu bền với tập hợp hàng hoá từ 30.000 tên hàng trở lên. Ph−ơng châm là quay vòng vốn nhanh, giá bán rẻ. Ngoài nơi bán hàng chính, còn có khu vực bán đồ ăn nhanh, cà phê internet, nơi vui chơi giải trí cho trẻ em...

* Siêu thị tổng hợp (GMS): GMS ở Nhật có quy mô lớn, kinh doanh tổng hợp nhiều loại hàng hoá phục vụ cho nhu cầu mua sắm tại một điểm, áp dụng ph−ơng thức bán hàng tại một điểm, tập hợp hàng hoá tiêu dùng phổ biến từ thực phẩm, may mặc, đồ gia dụng… áp dụng hệ thống thông tin POS và th−ờng phát triển theo mô hình chuỗi. Các th−ơng hiệu nổi tiếng: Seiyu, Yuni, Itoyokado…

* Cửa hàng tiện lợi (CVS): Là loại mô hình cửa hàng bán hàng theo ph−ơng thức tự phục vụ, kinh doanh chủ yếu là thực phẩm, đồ uống và đồ ăn ngay, thời gian mở cửa từ 14 tiếng trở lên ngày, diện tích bán hàng từ 30 m2 đến 250 m2; Cửa hàng tiện lợi ở Nhật phát triển mạnh từ năm 1974. Nhật cũng là n−ớc đi tiên phong trong áp dụng quản lý hệ thống thông tin tại điểm bán hàng (POS). 7- Eleven là điển hình của chuỗi cửa hàng tiện lợi thành công tại Nhật Bản và nh−ợng quyền cho n−ớc ngoài.

* Cửa hàng chuyên doanh (Speciality Store): Cửa hàng chuyên doanh ở Nhật Bản là loại hình cửa hàng bán các nhóm mặt hàng nhất định theo quy định của hệ thống thống kê Nhật Bản. Các cửa hàng chuyên doanh thuộc nhóm 56 chuyên kinh doanh hàng may mặc, nhóm 57 là hàng thực phẩm các loại và nhóm 58, 59, 60 là ô tô, xe máy, đồ gia dụng... với yêu cầu là các loại hàng chuyên dụng phải chiếm từ 90% trở lên. Cửa hàng chuyên doanh ở Nhật không bán hàng theo ph−ơng thức tự phục vụ.

* Cửa hàng bách hoá (Department Store): ở Nhật có 2 dạng của hàng bách hoá(1) Cửa hàng bách hoá quy mô lớn có diện tích bán hàng từ 3000m2 trở lên (ở các thành phố lớn là từ 6000m2 trở lên) và (2) Cửa hàng bách hoá thông th−ờng có diện tích d−ới ng−ỡng cửa hàng bách hoá lớn.

Đặc điểm chung là: (1) Kinh doanh các mặt hàng giá trị cao, tần suất mua hàng thấp; (2) Phần lớn đều có khu vực dành cho trang phục truyền thống Kimono và hàng thủ công mỹ nghệ Nhật Bản; (3) Th−ờng cung cấp nhiều loại dịch vụ; (4) Bán kính phục vụ d−ới 80 km, nhân khẩu trong phạm vi cửa hàng phục vụ khoảng trên 500.000 ng−ời, mở cửa trong vòng 10-20 giờ ngày… Các th−ơng hiệu nổi tiếng: Takashimaya, Mitsukoshi, Seibu…

* Th−ơng mại điện tử bán lẻ ở Nhật: Do đặc điểm của hệ thống phân phối hàng hoá vật lý ở Nhật khép kín, qua nhiều tầng nấc làm cho giá hàng hoá tăng khi tới tay ng−ời tiêu dùng. Giá bán lẻ của Nhật Bản trung bình cao hơn ở Mỹ là 48%, ở Anh là 55%; không minh bạch về định giá sản phẩm…nên xu h−ớng mua hàng trực tuyến ở Nhật đ−ợc sự hỗ trợ của công nghệ thông tin lại có điều kiện phát triển mạnh hơn. Theo một kết quả nghiên cứu của Pew Internet and American Life Project, 2/3 trong số ng−ời sử dụng Internet hiện nay là khách hàng của dịch vụ mua sắm qua mạng và tại Nhật Bản hình thức này ngày càng đ−ợc −a chuộng. Theo tính toán chỉ riêng tại Nhật Bản mỗi tháng có hàng chục cửa hàng xuất hiện trên Buy.com…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các dịch vụ bán buôn, bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam.pdf (Trang 60 - 62)