Thực trạng mô hình tổ chức và ph−ơng thức quản lý bán buôn,bán lẻ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các dịch vụ bán buôn, bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam.pdf (Trang 99 - 100)

- Chợ bán buôn hàng nông sản công cộng: đ−ợc đầu t− xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà n− ớc Cơ quan quản lý trực tiếp là Ban Quản lý chợ,

3.1.1.3. Thực trạng mô hình tổ chức và ph−ơng thức quản lý bán buôn,bán lẻ

* Các mô hình th−ơng mại truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng áp đảo trong dịch vụ bán buôn, bán lẻ hiện nay của Việt Nam:

- Trong hệ thống phân phối hàng thực phẩm, mô hình phân phối truyền thống đóng vai trò chủ đạo. Phần lớn thực phẩm thiết yếu hàng ngày nh− thịt gia súc, gia cầm, rau - củ - quả, thuỷ sản... đ−ợc chuyển tới ng−ời tiêu dùng qua các chợ với nhiều quy mô khác nhau, trong đó có cả các chợ bán buôn mang tính chất chợ đầu mối, phát luồng.

Tại địa bàn đô thị, hàng thực phẩm chủ yếu đ−ợc phân phối qua các chợ, chợ đầu mối chủ yếu có các hoạt động mua buôn, bán buôn hàng thực phẩm chuyên doanh nh− rau, củ, quả, thuỷ sản, gia súc, gia cầm... Nhà bán buôn, chủ vựa mua thực phẩm của các nhà sản xuất và th−ơng lái, sau đó bán buôn cho các nhà bán lẻ ở các chợ trong thành phố.

Trên địa bàn nông thôn, hàng thực phẩm th−ờng đ−ợc trao đổi trực tiếp giữa ng−ời sản xuất và ng−ời tiêu dùng, hoặc qua th−ơng nhân hoạt động ở các chợ.

- Trong hệ thống phân phối hàng công nghiệp tiêu dùng, các mô hình phân phối truyền thống vẫn rất phổ biến, với các sạp hàng tại chợ, dãy phố chợ, các cửa hàng mặt phố, các tiệm tạp hoá. Ng−ời tiêu dùng th−ờng phải mua nhiều mặt hàng công nghiệp ở nhiều loại hình kinh doanh bán lẻ khác nhau.

Cấu trúc của hệ thống th−ờng qua các tổng đại lý, các đại lý, các nhà bán buôn, các cửa hàng bán lẻ nhỏ để đến ng−ời tiêu dùng. Phần lớn các đại lý vừa bán buôn vừa bán lẻ.

- Đối với hàng t− liệu sản xuất, phần lớn hệ thống phân phối vẫn là kênh đơn và kênh truyền thống, quan hệ buôn bán theo từng th−ơng vụ, một số theo ph−ơng thức đấu thầu. Các nhà sản xuất có thể bán hàng trực tiếp cho khách hàng công nghiệp hoặc bán qua các đại lý (kênh trực tiếp hay kênh một cấp). T−

liệu sản xuất cũng có thể đ−ợc bán qua nhà buôn công nghiệp đến các nhà buôn rối mới tới khách hàng công nghiệp (kênh đa cấp). Mối liên kết trong hệ thống lỏng lẻo do các quan hệ hình thành tự phát, đàm phán chủ yếu về giá cả, các thành viên là các nhà sản xuất phải cạnh tranh quyết liệt với các nhà cung cấp hàng nhập khẩu, các nhà bán buôn và bán lẻ ít quan tâm đến việc tạo lập quan hệ lâu dài với khách hàng của mình.

* Th−ơng mại hiện đại tuy còn chiếm tỷ trọng nhỏ nh−ng có tốc độ tăng thị phần rất nhanh, nhất là ở các thành phố và đô thị lớn:

Mặc dù các mô hình th−ơng mại truyền thống (cửa hàng khu phố, tiệm tạp hoá tại nhà, các sạp bán lẻ ở các chợ) vẫn đóng vai trò chủ lực trong mạng l−ới dịch vụ bán buôn, bán lẻ, những năm qua ở Việt Nam đã nhanh chóng xuất hiện nhiều mô hình phân phối hiện đại do có sự tham gia của một số tập đoàn th−ơng mại bán buôn, bán lẻ đa quốc gia trên thị tr−ờng Việt Nam. Các tập đoàn phân phối đa quốc gia nh− Metro Cash&Carry, Bourbon (Big C), Parkson, ... tham gia thị tr−ờng bán buôn, bán lẻ Việt Nam đã là những nhân tố mới tác động tích cực đến quá trình phát triển các hệ thống phân phối hiện đại ở Việt Nam. Chính sức ép cạnh tranh từ các nhà phân phối đa quốc gia này là những tác nhân kích thích các th−ơng nhân bán buôn, bán lẻ của Việt Nam liên kết lại với nhau và tăng c−ờng ứng dụng các ph−ơng thức quản lý kinh doanh hiện đại vào thực tiễn bán buôn, bán lẻ của Việt Nam.

Có thể kể ra ở đây những đại diện tiêu biểu của hệ thống bán buôn, bán lẻ hiện đại tại Việt Nam nh− hệ thống bán buôn, kho vận, hậu cần và marketing (Phú Thái, Diethem); đại siêu thị, siêu thị bán buôn, siêu thị giảm giá (Metro, Big C); hệ thống siêu thị, trung tâm th−ơng mại, siêu thị chuyên ngành ( Saigon Co.op, Caring, Ikea, Fivimart...); cửa hàng lẻ, cửa hàng chuyên ngành, cửa hàng tiện lợi (24 Seven, G7 Mart...); các loại hình nh−ợng quyền th−ơng mại, bán hàng không qua cửa hàng...

Bảng 6: Diện tích KD trung bình của các cửa hàng bán lẻ hiện đại ở VN Tổng số CH Diện tích kinh doanh TB (m2) So với tổng số cơ sở (%) 1 Siêu thị tổng hợp 207 2.108 Hạng 1 24 8.618 11,6 Hạng 2 40 2.886 19,3 Hạng 3 112 928 54,1 Hạng 4 31 326 15,0

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các dịch vụ bán buôn, bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam.pdf (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)