Các nhân tố ảnh h−ởng tới phát triển dịch vụ bán buôn,bán lẻ ở Việt nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các dịch vụ bán buôn, bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam.pdf (Trang 160 - 163)

- Tình hình nghiên cứu trong n−ớc:

1 Theo Từ điển Kinh tế Penguin-Phạm Đăng Bình, Nguyễn Đăng Lập, 995.

1.4. các nhân tố ảnh h−ởng tới phát triển dịch vụ bán buôn,bán lẻ ở Việt nam

ở Việt nam

1.4.1. Sự thay đổi môi tr−ờng kinh doanh

Môi tr−ờng kinh doanh quốc tế toàn cầu hoá và khu vực hoá sâu sắc với sự phát triển nh− vũ bão của khoa học, công nghệ nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới với sự bành ch−ớng của các công ty đa quốc gia tác động làm thay đổi mạnh mẽ ngành th−ơng mại bán buôn, bán lẻ thế giới. Trong n−ớc, đó là sự thực hiện đổi mới quyết liệt hơn theo cơ chế kinh tế thị tr−ờng. Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế đầy đủ và sâu sắc hơn, tạo cơ hội và động lực cho phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ; đồng thời cũng tạo thách thức cạnh tranh khốc liệt hơn giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa, giữa th−ơng mại truyền thống và hiện đại...

1.4.2. Sự tăng tr−ởng và phát triển kinh tế

Điều kiện kinh tế là yếu tố quyết định tới sự phát triển của dịch vụ bán buôn, bán lẻ. Kinh tế tăng tr−ởng nhanh và t−ơng đối ổn định chính là đòn bẩy và động lực cho phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ. Kinh tế phát triển, đó là nhu cầu tăng đối với hàng hoá và dịch vụ, là công nghiệp hoá, đô thị hoá hình thành các khu dân c− tập trung mới, là thu nhập đ−ợc cải thiện và sức mua của ng−ời tiêu dùng tăng, là sự thay đổi lối sống và thói quen mua sắm của ng−ời tiêu dùng... tất cả đều dẫn đến sự bùng nổ của thị tr−ờng dịch vụ bán buôn,bán lẻ, khiến các ngành này lại tăng đ−ợc vị trí vai trò trong nền kinh tế vì tăng tỷ trọng trong cơ cấu GDP...

1.4.3. Sự thay đổi môi tr−ờng văn hoá, xã hội

Do tác động của Đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, lối sống thị thành, công nghiệp hoá ngày càng chiếm −u thế, sự du nhập về văn hoá, đời sống, dân trí đ−ợc nâng cao dẫn đến những thay đổi quan trọng về nhu cầu, thị hiếu và thói quen cũng nh− các quyết định mua sắm. Sự thay đổi này diễn ra mạnh mẽ hơn ở những thành phố và đô thị lớn trên cả n−ớc và là động lực khuyến khích sự phát triển của các loại hình th−ơng mại văn minh, hiện đại.

1.4.4. Các yếu tố nội lực của ngành th−ơng mại bán buôn, bán lẻ

Đây là yếu tố quyết định tới sự phát triển của dịch vụ bán buôn, bán lẻ. Nhóm nhân tố này gồm các nguồn lực về con ng−ời, nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng và nguồn lực thông tin. Những nhân tố nội lực của ngành thời gian qua tuy đã đ−ợc cải thiện nhiều nh−ng nhìn chung vẫn yếu kém và lạc hậu đặt ra thách thức lớn cho phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ của Việt Nam nhất là trong bối cảnh Việt Nam tiến gần tới việc mở cửa hoàn toàn thị tr−ờng bán buôn, bán lẻ theo cam kết WTO (ngày 01 tháng giêng 2009). Bài toán xây dựng và tăng c−ờng năng lực nhằm phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ Việt Nam cần đ−ợc giải đáp ở mọi ngành, mọi cấp.

Chơng 2

Kinh nghiệm phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ của một số n−ớc trên thế giới

2.1. Hoa Kỳ

2.1.1. Khái quát chung về dịch vụ bán buôn, bán lẻ của Hoa Kỳ

Hiện nay, th−ơng mại bán buôn, bán lẻ của Hoa Kỳ đang áp dụng hệ thống phân loại NAICS năm 2002. Theo đó, th−ơng mại bán buôn có mã ngành là NAICS-42 và th−ơng mại bán lẻ có mã ngành là 44-45.

Trong mã ngành bán buôn NAICS-42, các nhà bán buôn chủ sở hữu (Merchant Wholesalers) bán buôn hàng lâu bền (cả t− liệu sản xuất và hàng tiêu dùng lâu bền) thuộc phân ngành nhỏ 423, các nhà bán buôn bán hàng mau hỏng thuộc phân ngành 424, trong khi các đại lý/môi giới bán buôn thuộc phân ngành nhỏ 425.

Trong mã ngành bán lẻ NAICS-44&45, có các tiểu ngành sau: Cửa hàng bán lẻ chuyên doanh gồm các mã NAICS -44, trong đó: 441- cửa hàng ô tô và phụ tùng; 442- cửa hàng đồ gỗ nội thất và gia dụng; 443- cửa hàng điện tử và đồ điện tử gia dụng; 444 - cửa hàng vật liệu xây dựng và thiết bị làm v−ờn; 445- cửa hàng thực phẩm và đồ uống; 446- cửa hàng chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp (trong đó, 44611 là các cửa hiệu thuốc và d−ợc phẩm); 447- cửa hàng xăng dầu; 448- cửa hàng quần áo và phụ kiện. Cửa hàng văn hoá phẩm (sách, âm nhạc) và dụng cụ thể thao mã 451; Các cửa hàng tổng hợp mã 452; các cửa hàng bán lẻ khác có mã số 453. Các hình thức bán hàng không qua cửa hàng mang mã số 454. Các cửa hàng ăn uống công cộng mã 722 ...

Theo Vụ thống kê kinh tế - Bộ Th−ơng mại Hoa Kỳ, doanh số bán buôn hàng hoá của các nhà bán buôn chủ sở hữu Hoa Kỳ (Merchant wholesalers) (không tính doanh số bán buôn của các nhà sản xuất/chế tạo) năm 2005 đạt 3.858 tỷ USD, bằng khoảng 29,7% so với GDP của Hoa Kỳ. Doanh số bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đạt khoảng 3.693,4 tỷ USD năm 2005, chiếm khoảng 24% trong GDP -13.000 tỷ USD năm 2005 của Hoa Kỳ.

Đặc điểm của hệ thống dịch vụ bán buôn, bán lẻ Hoa Kỳ là tính tập trung và chuyên môn hoá rất cao. Tính chuyên môn hoá cao của hệ thống thể hiện ở chỗ các nhà bán lẻ của Hoa Kỳ th−ờng mua hàng từ các nhà cung cấp chuyên nghiệp nh− các nhà bán buôn (gồm cả đại lý và môi giới bán buôn) và áp dụng các ph−ơng thức kinh doanh hiện đại mang tính tổ chức cao nh− mua bán tại các trung tâm giao dịch, các hội chợ hay qua mạng của các Hiệp hội chuyên ngành.

Hệ thống dịch vụ bán buôn, bán lẻ của Hoa Kỳ là kết hợp của cả các mô hình th−ơng mại truyền thống và hiện đại với tỷ trọng áp đảo của th−ơng mại hiện đại.

2.1.2.Các chế định pháp lý điều chỉnh dịch vụ bán buôn, bán lẻ ở Hoa Kỳ

Bộ luật Hoa Kỳ (US Code) đ−ợc soạn thảo và phát hành bởi Văn phòng T− vấn rà soát luật (Office of the Law Revision Counsel) thuộc Hạ viện Hoa Kỳ, dựa trên việc tập hợp toàn bộ những luật và nghị quyết đã đ−ợc Nghị viện Hoa Kỳ thông qua tại các kỳ họp của Nghị viện Hoa Kỳ. Bộ Luật Hoa Kỳ đ−ợc chia thành 50 chủ đề (Title) lớn. Trong đó chủ đề 15 là “Th−ơng mại”- Commerce and Trade.

Trong Bộ Luật Hoa Kỳ hiện hành (có hiệu lực từ ngày 03 tháng giêng 2005), Chủ đề 15: Thơng mại gồm 105 chơng, trên 7000 điều gồm những quy định điều chỉnh lĩnh vực th−ơng mại rất rộng lớn theo quan niệm của Hoa Kỳ.

Ngoài Bộ luật Hoa Kỳ rất đồ sộ, có phạm vi áp dụng cho toàn liên bang và là Bộ luật chung, tổng hợp và cập nhật tất cả những quy định của các luật riêng rẽ theo các chủ đề nhất định mà chủ đề 15 (Title 15) là về Th−ơng mại, các dịch vụ bán buôn, bán lẻ của Hoa Kỳ còn chịu sự điều chỉnh đầy đủ của nhiều đạo luật cụ thể liên quan khác.

ở Hoa Kỳ, không có các đạo luật riêng về bán buôn, bán lẻ.

Các chế tài xử phạt theo Luật Hoa Kỳ mang tính răn đe cao và đánh mạnh vào lợi ích kinh tế.

2.1.3.Mô hình hoạt động và ph−ơng thức bán buôn, bán lẻ

2.1.3.1. Mô hình chợ/hội chợ bán buôn

ở Hoa Kỳ, tồn tại nhiều mô hình chợ/hội chợ bán buôn, nhất là đối với hàng nông sản, thực phẩm. Tại Hoa Kỳ có rất nhiều hội chợ về hàng quà tặng, đồ gia dụng, hầu hết đều là các hội chợ bán buôn lô nhỏ. Các trung tâm lớn về giao dịch hàng quà tặng, đồ gia dụng là New York, Los Angeles, Las Vegas, Atlanta, Chicago, Dallas, Miami, Boston ... Đây chính là nơi các nhà sản xuất, xuất, nhập khẩu và bán buôn, bán lẻ gặp nhau tìm hiểu hàng hoá và giao dịch mua bán.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các dịch vụ bán buôn, bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam.pdf (Trang 160 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)