Ph−ơng pháp điều tra xác định biến động số l−ợng trong phòng thí

Một phần của tài liệu Bảo vệ thực vật (Trang 26 - 28)

trong phòng thí nghiệm

2.1. Ph−ơng pháp nuôi sâu

Để dự tính dự báo đ−ợc sự phát sinh phát triển của một loài sâu hại nào đó, cần thiết phải nuôi sâu để theo dõi các đặc tính sinh học, sinh thái học của loài sâu t−ơng ứng. Có nhiều ph−ơng pháp nuôi sâu khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc tính sinh học, sinh thái của từng loài sâu và yêu cầu nghiên cứu.

Đối với các loài sâu ăn lá trên cây trồng:

- Có thể nuôi bằng thức ăn nhân tạo trong các hộp nuôi sâu nhỏ ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm gần tự nhiên nhất.

- Nuôi bằng chính loại thức ăn là cây trồng mà loài sâu đó sử dụng để sinh sống trong các lồng l−ới có cửa mở để tiện thay thức ăn và quan sát. Kích th−ớc của lồng l−ới tuỳ thuộc vào độ lớn của loại cây trồng.

Đối với các loài sâu trong đất :

- Có thể nuôi côn trùng trong khay 30 x 25 x 10cm có đất.

- Có thể chôn ngập những hộp l−ới nuôi vào d−ới đất, sao cho điều kiện sống của sâu gần tự nhiên nhất.

Đối với các loài sâu hại trên cây ăn quả:

- Dùng lồng l−ới úp trực tiếp trên cây. Tuỳ theo tuổi cây mà có thể chụp toàn bộ cây hoặc chỉ chụp từng cành hoặc từng chồi. ở điều kiện này, sâu đ−ợc sống hoàn toàn tự nhiên.

Đối với các loài sâu có kiểu miệng chích hút có kích th−ớc nhỏ bé: - Dùng các kẹp l−ới ngay trên lá hoặc những dụng cụ nuôi nhỏ bé chụp luôn trên cây. Cây đ−ợc trồng trong chậu đặt trong lồng l−ới lớn để ở điều kiện ngoài tự nhiên. Hàng ngày chăm sóc cho cây sinh tr−ởng tốt để côn trùng nuôi trên đ−ợc phát triển trong điều kiện gần với tự nhiên.

* Ph−ơng pháp nuôi sâu kiểu quần thể

Để xác định thời gian phát triển của một lứa, hoặc xác định tỷ lệ ký sinh của một loài sâu hại. Chúng ta nên sử dụng ph−ơng pháp nuôi quần thể. Ph−ơng pháp này có −u điểm là đỡ tốn không gian, đỡ tốn dụng cụ. * Ph−ơng pháp nuôi sâu kiểu cá thể:

Để xác định thời gian phát dục từng tuổi sâu, khả năng sinh sản, vòng đời hoặc lứa sâu trong điều kiện sinh thái t−ơng ứng, chúng ta sử

dụng ph−ơng pháp nuôi sâu cá thể. Ph−ơng pháp này có −u điểm là rất chuẩn xác. Song rất tốn dụng cụ và chiếm nhiều không gian. Các thể côn trùng cần đ−ợc nuôi trong điều kiện gần tự nhiên nhất. Tuỳ theo nhu cầu sinh thái của từng loài côn trùng, mà bố trí dụng cụ, thức ăn thích hợp nhất. ở các n−ớc tiến tiến, thức ăn để nuôi sâu phục vụ mục đích nghiên cứu phần lớn là thức ăn nhân tạo. ở Việt Nam, một số loài sâu hại quan trọng cũng đ−ợc nhân nuôi theo ph−ơng pháp này. Ví dụ, sâu khoang, sâu xanh đM đ−ợc Viện BVTV nhân nuôi bằng nguồn thức ăn nhân tạo với mục đích sản xuất vi sinh vật đối kháng.

2.2. Ph−ơng pháp nuôi sâu để xác định chu kỳ phát triển

Thí nghiệm nuôi sâu để xác định chu kỳ phát triển của một loài nào đó, dứt khoát phải nuôi theo ph−ơng pháp nuôi quần thể trong một thời gian dài.

- Không gian để nuôi sâu là một nhà l−ới lớn, trong đó chứa đ−ợc nhiều cây trồng cần chăm sóc để lấy thức ăn và không gian cho sâu ở. Cung cấp đủ nguồn thức ăn cho sâu, theo dõi sự phát triển của nhiều cá thể để xác định chu kỳ phát triển của loài sâu t−ơng ứng. Trong tr−ờng hợp này, nếu nuôi bằng thức ăn nhân tạo, sâu sẽ sinh tr−ởng và phát dục nhanh hơn bình th−ờng, dẫn đến chu kỳ phát triển của chúng bị ngắn đi. Số liệu sẽ không sát với thực tế.

- Trong quá trình nuôi sâu, tránh va chạm sâu hết sức, vì rất có thể làm tổn th−ơng đến sức khoẻ của cá thể sâu.

Câu hỏi ôn tập:

Câu 1. Trình bày ph−ơng pháp điều tra côn trùng hại cây trồng nông nghiệp sống trong đất.

Câu 2. Trình bày ph−ơng pháp điều tra côn trùng hại cây trồng nông nghiệp sống trong tàn d− cây trồng.

Câu 3. Trình bày ph−ơng pháp điều tra côn trùng hại cây trồng nông nghiệp sống trên cây trồng đang sinh tr−ởng.

Câu 4. Trình bày ph−ơng pháp điều tra bệnh hại cây trồng nông nghiệp ngoài đồng ruộng.

Câu 5. Trình bày ph−ơng pháp điều tra chuột hại cây trồng nông nghiệp. Câu 6. Trình bày ph−ơng pháp nuôi sâu hại cây trồng trong phòng thí nghiệm.

Câu 7. Trình bày ph−ơng pháp sử dụng bẫy bả điều tra phát hiện sâu, bệnh hại cây trồng.

Ch−ơng 4. Ph−ơng pháp DTDB biến động số l−ợng quần thể dịch hại

Một phần của tài liệu Bảo vệ thực vật (Trang 26 - 28)