Bệnh đốm lá nhỏ (Helminthosporium maydis N.)

Một phần của tài liệu Bảo vệ thực vật (Trang 98 - 99)

I. Ph−ơng pháp dự tính dự báo sâuhại

2. Dịch hại trên cây ngô

2.2.5. Bệnh đốm lá nhỏ (Helminthosporium maydis N.)

2.2.5.1. Các vụ dịch đq xảy ra

Bệnh gây hại rất phổ biến ở tất cả các vùng trồng ngô trong cả n−ớc. Bệnh gây hại nặng ở Lâm Thao- Phú thọ, vụ ngô đông xuân 1972

2.2.5.2. Quy luật diễn biến

Bệnh xuất hiện và gây hại ngay từ khi cây ngô còn nhỏ và phá hại kéo dài cho tới khi thu hoạch.

ở đồng bằng sông Hồng, Trung du Bắc bộ và khu 4 cũ, bệnh phá hại trong tháng 11,12 và tháng 1,2. ở vùng trồng ngô vùng núi phía Bắc bệnh phát triển mạnh trong các tháng 4,5,6.

ẩm độ cao và nhiệt độ cao là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển

2.2.5.3. Ph−ơng pháp DTDB

Điều tra th−ờng kỳ diễn biến bệnh trên đồng ruộng, kết hợp với việc theo dõi diễn biến thời tiết và giai đoạn sinh tr−ởng cây trồng để quyết định các biện pháp phòng trừ cho thích hợp

Chọn ruộng đại diện cho giống, thời vụ, đất đai, nền phân bón.. Mỗi rụông điều tra 5 điểm chéo góc; mỗi điểm điều tra toàn bộ số lá của 3 cây ngẫu nhiên

Chỉ tiêu điều tra là tính tỷ lệ lá bị bệnh (%) và chỉ số bệnh (%) Phân cấp bệnh theo thang phân cấp sau:

Lá bị bệnh cấp 1: < 1% diện tích lá bị bệnh Lá bị bệnh cấp 3: < 1- <5% diện tích lá bị bệnh Lá bị bệnh cấp 5: < 5- < 25% diện tích lá bị bệnh Lá bị bệnh cấp 7: 25- < 50% diện tích lá bị bệnh Lá bị bệnh cấp 9: >50% diện tích lá bị bệnh

Cần đề phòng dịch xảy ra ở những ruộng trồng giống nhiễm ở giai đoạn ngô trỗ cờ đến chín

Cần tiến hành phòng trừ khi : 30% số lá bị nhiễm bênh (ở giai đoạn loa kèn)

2.2.5.4. Biện pháp phòng ngừa và dập dịch

Gieo trồng ngô vào các thời vụ thích hợp để tránh các cao điểm của bệnh( trồng vào đầu tháng 9 tới giữa tháng 10) trồng muộn trong tháng 11 bị hại nặng

Tuyển chọn và trồng các giống ngô chống bệnh. trồng ở đất cao không bị ngập úng

Thu nhặt và xử lý tàn d− cây ngô sau các vụ thu hoach để hạn chế nguồn bệnh lây lan sang các vụ sau

Hạt giống tr−ớc khi gieo cần xử lý bằng thuốc TMTD l−ợng 3 kg/1 tấn hạt giống. Khi nấm bệnh phát sinh cần dùng một số loại thuốc phun lên lấ nh−TMTD 0,5%, Boocdo 0,4%, Zineb 80WP 40 gam thuốc/ bình 10 lít

Một phần của tài liệu Bảo vệ thực vật (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)