I. Ph−ơng pháp dự tính dự báo sâuhại
2. Biến động số l−ợng, tỷ lệ hại của một số loài dịch hại chính trên cây
2.3.1. Dịch của nhện đỏ P.citri
- Nhện đỏ P. citri gây hại ở tất cả các vùng trồng cam, chanh trên thế giới. nhện gây hại lá chuyển màu trắng bạc hay vàng.
- Nhện đỏ P.citri xuất hiện và gây hại thành dịch ở California, Frolida (Mỹ) ở Nam phi, Trung Quốc, Nhật Bản, ấn độ (Jepsson 1975).
- Nhện đỏ P. citri cũng gây thành những vụ dịch ở nhiều vùng trồng cam, chanh ở Tây Ban Nha, ý, Hàn Quốc và Đài Loan vào những năm 1990 - 1996.
- ở Việt Nam nhện đỏ P. citri trở thành dịch hại nghiêm trọng ở Bố Hạ, Hà Bắc, Xuân Mai, Hà Tây ngay từ 1956 đến nay
2.3.2.Diễn biến mật độ của nhện đỏ P. citri
- Nhện đỏ phát triển và gây hại quanh năm ở hầu hết các vùng trồng cam, chanh. ở Nhật Bản trứng nhện đỏ có thể qua đông vào tháng 11- 1 năm sau. Nhện đỏ hại trên nhiều loại cây trồng ngoài cây có múi.
- Theo Jeppson (1975) nhiệt độ trên 40oc hoặc nóng kéo dài từ 30 - 32oc làm cho nhện chết nhiều.
- Theo M.Y. Gai và K. C. Kuang (1994) cho rằng mật độ của nhện đỏ trên cam,quýt có mối t−ơng quan chặt với mật độ của nhện bắt mồi Phytoseius.
- ở vùng đồi Hoà Bình miền Bắc Việt Nam nhện đỏ P. citri có thể bắt gặp trong v−ờn trồng cam,quýt trong suất 12 tháng của năm. Nhện đỏ tập trung gây hại trên lá bánh tẻ, lá già. Biến động mật độ quần thể nhện đỏ chịu ảnh h−ởng mạnh mẽ của điều kiện ngoại cảnh đặc biệt của nhiệt độ và l−ợng m−a cho nên trong năm mật độ nhện đỏ tăng mạnh vào tháng 3, 4 , trong điều kiện mùa hè không có m−a rào, tốc độ tăng của quần thể nhện đỏ rất cao. Tháng 11 mật độ quần thể nhện đỏ P. citri lại thêm một đỉnh cao do m−a ít, nhiệt độ còn thích hợp cho sinh tr−ởng, phát triển của nhện.
- Cây cam, quýt ở giai đoạn v−ờn −ơm và giai đoạn tuổi nhỏ bị nhện đỏ hại nặng hơn. Trên lộc xuân và lộc thu nhện đỏ gây hại mạnh hơn.