I. Ph−ơng pháp dự tính dự báo sâuhại
1. Dịch hại trên cây đậu t−ơng
1.1. Giòi đục thân đậu t−ơng Melanagromyza sojae
1.1.1. Các vụ dịch đq xảy ra do giòi đục thân đậu t−ơng M. sojae
Đậu t−ơng là cây công nghiệp ngắn ngày có thể trồng 3 vụ trên năm và có hàm l−ợng dinh d−ỡng khá cao, nên tập đoàn sâu bệnh hại trên cây đậu t−ơng rất phong phú. Trong đó, giòi đục thân M. sojae là một trong những loài sâu hại nguy hiểm. Theo Waterhouse (1993), ruồi đục thân M. sojae là một trong 2 loài xuất hiện với mức độ phổ biến cao nhất. ở ấn Độ, (Singh và ctv. 1992) cho biết, ở vùng Sehore, Madhya Pradesh, loài giòi đục thân th−ờng gây thành dịch, tỷ lệ hại lên tới 93,5%; khoảng 1/3 diện tích phải phá đi trồng lại vì bị khuyết mật độ cây. Thí nghiệm theo dõi ảnh h−ởng của giòi đục thân năng suất hạt đậu t−ơng, thấy rằng: những cây bị giòi đục thân gây hại, số quả/cây giảm 17,6%; trọng l−ợng quả/cây giảm 28,7% và trọng l−ợng hạt/cây giảm 32,4%. M. sojae gây hại trên cây đậu t−ơng ngay từ khi cây đậu t−ơng có 2 lá đơn cho đến khi cây phát triển hết giai đoạn sinh tr−ởng sang giai đoạn sinh thực.
ở Việt Nam, ruồi đục thân đậu t−ơng là đối t−ợng có thể gây thiệt hại một cách đáng kể. Những trận dịch do giòi đục thân gây ra th−ờng vào vụ đông-xuân và vụ xuân. Đó là vào những năm 1983-1984, 1986 - 1990 (L−ơng Minh Khôi và ctv. 1984, 1987, 1989, Nguyễn Anh Diệp 1986). Tỷ lệ cây bị hại lên tới 77 – 100%. Cây bị hại chết khô, gây khuyết mật độ từ 46,1 – 54,5%. Cây bị hại còn sống sót thì trọng l−ợng giảm 57% so với cây khoẻ. Mật độ giòi đục thân trong vụ xuân là 78 – 145 con/100 cây; vụ đông là 30 – 236 con/100 cây. Diện tích bị khuyết mật độ lên tới hàng trăm ha. Các tỉnh th−ờng có dịch sâu đục thân đậu t−ơng gây ra là Hà Nội, Bắc Ninh, H−ng Yên, Hà nam, Nam Định, Hải Phòng, Hoà Bình và một số tỉnh thuộc vùng miền núi phía Bắc. Trong điều kiện thời tiết vụ xuân, mật độ giòi đục thân và tỷ lệ cây đậu t−ơng bị chết th−ờng cao hơn vụ đông-xuân. Nhiều diện tích phải phá đi trồng lại, ảnh h−ởng không nhỏ tới tới năng suất hạt đậu t−ơng và thu nhập kinh tế của ng−ời nông dân. Tuy nhiên, sự gây hại của loài sâu hại này nguy hiểm nhất là vào giai đoạn khi cây đậu t−ơng còn nhỏ (2 lá đơn – 2 lá kép), gây hiện t−ợng héo ngọn, chết cây con, làm khuyết mật độ.
1.1.2. Quy luật diễn biến của giòi đục thân đậu t−ơng
Hàng năm, trên đồng ruộng đậu t−ơng, giòi đục thân xuất hiện và gây hại quanh năm. Mật độ cao th−ờng bắt gặp vào vụ đông xuân và vụ xuân. Vào những tháng 11 năm tr−ớc đến tháng 3 năm sau (L−ơng Minh
Khôi và ctv. 1984, 1987, 1989, Nguyễn Anh Diệp 1986). Còn trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 10, chúng tồn tại trên đồng ruộng đậu t−ơng, song mật độ thấp và ít gây thiệt hại lớn cho sản xuất đậu t−ơng.
1.1.3. Ph−ơng pháp dự tính dự báo giòi đục thân đậu t−ơng
* Dự tính theo ph−ơng pháp dùng bẫy dính màu vàng
+ Ph−ơng pháp thu thập mẫu ruồi: Đặt bẫy dính màu vàng quanh ruộng hoặc giữa các luống đậu t−ơng. Mật độ bẫy dính là 9 bẫy/ha. Khoảng cách giữa 2 bẫy dính là 50m. Thời điểm mật độ tr−ởng thành ruồi vào bẫy cao, là lúc trên đồng ruộng đậu t−ơng có nhiều trứng ruồi. Cần sử dụng biện pháp hoá học để phun tiêu diệt sâu non mới nở.
* Dự tính theo ph−ơng pháp điều tra tiến độ phát dục của ruồi: Số mẫu giòi cần thu thâp đ−ợc n ≥ 30 cá thể
Phân tích xác định cỡ tuổi giòi, nhộng và vỏ nhộng.
Dựa vào đặc tính sinh vật học của giòi đục thân M. sojae nh− sau: Thời gian phát dục (ngày)
Thời gian
TN Trứng Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Nhộng Tr.
thành Vòng đời Nhiệt độ TB (0C. Độ ẩm TB (%) Mùa hè 2.1 1.0 2.2 4.3 8.8 2.7 21.1 27.2 81.3 Mùa đông 4.1 1.7 3.9 5.8 13.8 4.2 33.6 18.0 77.1 Ghi chú: Tr.thành – Tr−ởng thành; TB: Trung bình Tỷ lệ đực : cái là 1:1
Khả năng đẻ trứng: Tù thuộc vào điều kiện thức ăn thêm của tr−ởng thành. Nếu đ−ợc ăn ật ong nguyên chất, số l−ợng trứng đ−ợc đẻ ra trung bình là 142.3 quả. Nếu đ−ợc ăn dung dịch n−ớc đ−ờng 10% thì số l−ợng trứng đ−ợc đẻ ra trung bình là 102.1 quả. Còn nếu đ−ợc ăn n−ớc lM thì số l−ợng trứng đ−ợc đẻ ra trung bình là 45.3 quả.
Thời gian sống của tr−ởng thành cái: Tuỳ theo điều kiện thức ăn thêm mà thời gian sống của ruồi có sự sai khác. Nếu điều kiện thức ăn là mật ong nguyên chất, thì thời gian sống của con ruồi cái là 22.8 ngày (15 – 38 ngày). Nếu thức ăn cho ruồi là dung dịch n−ớc đ−ờng 10%, thì thời gian sống trung bình của một ruồi cái 18.6 ngày (10-30 ngày). Còn nếu chi đ−ợc ăn n−ớc lM, thì thời gian này có ngắn hơn, dao động trong khoảng 8-14 ngày, trung bình 10.8 ngày.
Tỷ lệ tử vong do các nguyên nhân: Kẻ thù tự nhiên của dòi đục thân quả là còn hiếm hoi vì tập tính gây hại cua nó. Vì vậy, lực l−ợng điều hoà số l−ợng của giòi đục thân đậu t−ơng chính là các loài côn trùng ký sinh. Tỷ lệ này có thể đạt 20%. Ngoài ra, tỷ lệ tử vong của ruồi đục thân do các nguyên nhân khác có thể đạt 35%. Nh− vậy, tỷ tỷ lệ tử vong do các nguyên nhân sẽ là 55%.
1.1.4. Biện pháp phòng ngừa và dập dịch
Tất cả mọi biện pháp bảo vệ thực vật đều nhằm mục đích đạt hiệu quả kinh tế. Và trong nguyên tắc phòng chống sâu hại, thì nguyên tắc phòng ngừa là chính phải đ−ợc nêu lên hàng thứ 2. Vì rằng, đại bộ phận các loại sản phẩm nông nghiệp, nếu để dịch hại xảy ra rồi mới dập dịch, thì dù có tiêu diệt đ−ợc sâu hại đi chăng nữa, thì sản phẩm thu hoạch cũng bị kém phẩm chất. Do vậy. ph−ơng châm của chúng ta trong công tác bảo vệ thực vật là phòng ngừa là chính. Sau đó, nếu số l−ợng dịch hại vẫn phát triển theo chiều h−ớng tăng, thì phải tiến hành dập dịch.
Đối với ruồi đục thân đậu t−ơng, biện pháp phòng ngừa tốt nhất là xử lý hạt giống tr−ớc khi gieo trồng. Hạt giống có thể xử lý bằng thuốc hoá học.
Các loại thuốc hoá học có thể sử dụng khi xử lý hạt chống giòi đục thân là:
- Furadan 10G
- Vibasu 10H
Trộn với tỷ lệ 1% (1kg thuốc trên 100kg hạt giống đậu t−ơng). Trộn đều rồi bọc kín trong khoảng 1-2 ngày. Sau đó đem gieo, sẽ làm đ−ợc tỷ lệ giòi đục thân 40-60%.
Trên đồng ruộng đậu t−ơng, vụ đông-xuân và đặc biệt là vụ xuân, cần phun phòng ngay từ khi cây đậu t−ơng mới có 2 lá đơn. Sau đó phun tiếp 1 lần nữa vào giai đoạn cây đậu t−ơng có 1-2 lá kép. Thuốc hoá học sử dụng tốt nhất là loại thuốc thấm sâu (ví dụ, Dipterex) sẽ đem lại hiệu quả phòng trừ cao.
Khi cây đậu t−ơng đM có 4-5 lá kép trở lên, không cần phải tiến hành phòng trừ giòi đục thân nữa, vì khi cây đM lớn, sự gây hại của giòi đục thân không còn ảnh h−ởng lớn đến sinh tr−ởng cũng nh− năng suất của cây.
1.2. Sâu cuốn lá đậu t−ơng Hedylepta indicata Fabr. Họ ngày sáng Pyralidae Họ ngày sáng Pyralidae
Bộ cánh vảy Lepidoptera
1.2.1. Các vụ dịch đq xảy ra do sâu cuốn lá đậu t−ơng
Sâu cuốn lá đậu t−ơng là một trong 3 loài sâu hại chính trên cây đậu t−ơng. Sự gây hại của nó vào giai đoạn cây đậu t−ơng 3-4 lá kép ở vụ đậu t−ơng xuân cũng gây ảnh h−ởng không nhỏ đến sự sinh tr−ởng của cây đậu t−ơng. Có những vụ xuân, mật độ sâu cuốn lá cao, đM làm chết cây đậu t−ơng bởi vì bộ lá đM bị sâu ăn hết. Theo Waterhouse (1993), loài sâu cuốn lá này xuất hiện và gây hại trên khắp 10 n−ớc thuộc đông nam châu
á. Những n−ớc có sâu cuốn lá xuất hiện với mức độ phổ biến cao là Việt Nam và Philippines. ở Thái Lan, theo Sepwardi (1976), thì sâu cuốn lá H. indicata là một trong 10 loài sâu hại làm giảm năng suất hạt.
ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu của L−ơng Minh Khôi và ctv. 1985, 1987, 1989) thì sâu cuốn lá là một trong 14 loài sâu hại chính. Nó th−ờng gây thành dịch vào vụ xuân, mật độ sâu th−ờng lên tới 16-18 con/100 cây. Kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Dung (1999) cũng cho thấy, sâu cuốn lá th−ờng gây hại nặng vào vụ đậu t−ơng xuân, mật độ sâu cuốn lá cao th−ờng gây hiện t−ợng chết cây.
1.2.2. Quy luật diễn biến số l−ợng của sâu cuốn lá đậu t−ơng
Hàng năm, sâu cuốn lá đậu t−ơng th−ờng xuất hiện 8 lứa. Lứa 1 xuất hiện vào cuối tháng 2 đầu tháng 3. Mật độ sâu lúc này còn thấp. Song sang lứa 2 (từ đầu đến giữa tháng 4), mật độ sâu cuốn lá tăng cao, lực l−ợng thiên địch ch−a đủ sức khống chế, vì vậy đây là lứa sâu nguy hiểm nhất cho cây đậu t−ơng. Lứa 3 xuất hiện vào tháng 5, mật độ sâu lứa này không cao lắm vì có sự khống chế của các loài thiên địch. Sau đó, do cây đậu t−ơng đ−ợc thu hoạch nên mật độ sâu cuốn lá giảm hẳn. Lứa 4, 5, 6 bắt đầu xuất hiện và gây hại trên đậu t−ơng hè-thu. Điều kiện thời tiết vụ hè-thu không thuận lợi cho sâu cuốn lá phát sinh phát triển, vì nhiệt độ môi tr−ờng tăng cao, khả năng sinh sản của sâu cuốn lá bị giảm. Mặt khác, lực l−ợng thiên địch hoạt động mạnh, do vậy số l−ợng sâu cuốn lá đậu t−ơng trên đậu t−ơng hè – thu thấp. Lứa 7-8, sâu cuốn lá gây hại trên đậu t−ơng đông, mật độ sâu cuốn lá 2 lứa này cũng không cao vì điều kiện thời không thật thuận lợi (nhiệt độ môi tr−ờng thấp). Thêm vào đó, thiên địch đủ sức khống chế, nên ít ảnh h−ởng đến năng suất đậu t−ơng.
1.2.3. Ph−ơng pháp dự tính dự báo sâu cuốn lá đậu t−ơng
* Dự tính theo ph−ơng pháp điều tra tiến độ phát dục của sâu
Tiến hành điều tra thu thập sâu cuốn lá đậu t−ơng trên từng đại diện (giống, thời vụ, kỹ thuật canh tác.. Mỗi đại diện thu thập ít nhất 30 các thể.
Tiến hành phân loại theo từng tuổi phát dục. Căn cứ vào quy định của chuyên ngành, tính toán tỷ lệ phần trăm từng pha phát dục để xác định pha phát dục nào là rộ. Từ đó, căn cứ vào đặc điểm sinh vật học để dự tính những chie tiêu cơ bản sau đây:
a/ Dự tính thời gian tr−ởng thành rộ và sâu non tuổi 1 rộ b/ Dự tính số l−ợng sâu cuốn lá sẽ phát sinh
c/ Dự tính thiệt hại do sâu cuốn lá gây ra (diện tích bị nhiễm nặng với mật độ sâu là 30 con/m2.
1.2.4. Biện pháp phòng ngừa và dập dịch
* Canh tác kỹ thuật
Đối với loài sâu cuốn lá đậu t−ơng, ch−a tạo ra đ−ợc giống chống chịu. Do vậy, cần gieo trồng tập trung để phân tán mật độ sâu. Biện pháp phòng ngừa loài sâu này chủ yếu dựa trên cơ sở dự tính dự báo sự xuất hiện tr−ởng thành và sâu non lứa 1 và lứa 2.
- Chăm sóc tốt ngay từ ban đầu để tăng khả năng ra lá, bù vào những phần lá đM bị sâu cuốn lá ăn đi.
- Phun phòng bằng thuốc trừ sâu sinh học vào giai đoạn sau khi tr−ởng thành sâu cuốn lá đậu t−ơng lứa 2 xuất hiện rộ khoảng 7 – 10 ngày.
- Phát động biện pháp bẫy đèn bắt b−ớm vào thời điểm tr−ởng thành lứa 1 và lứa 2 rộ.
* Biện pháp sinh học
Sâu cuốn lá đậu t−ơng bị rất nhiều loài kẻ thù tự nhiên điều hoà số l−ợng. Riêng côn trùng ký sinh thu đ−ợc 6 loài (Đặng Thị Dung, 1999). Có một số loài thể hiện vai trò rất lớn, đó là chân chạy đen, chân chạy đen viền trắng thuộc họ chân chạy Carabidae, th−ờng xuyên săn lùng sâu non cuốn lá trong tổ. Loài ong ký sinh kén nâu đơn chuyên tính th−ờng đẻ trứng ký sinh trên sâu cuốn lá đậu t−ơng với tỷ lệ rất cao, đặc biệt vào cuối vụ hè-thu, có lúc lên tới 45%. Vì vậy, cần hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu hoá học để bảo vệ lực l−ợng thiên địch của loài sâu cuốn lá đậu t−ơng. * Biện pháp hoá học
Trong tr−ờng hợp khẩn cấp, mật độ sâu cuốn lá tăng cao (> 25 con/m2) ở tuổi 3-5, mà lực l−ợng thiên địch không đủ sức khống chế, cần tiến hành phun thuốc hoá học có tính chọn lọc, để vừa trừ đ−ợc sâu hại, vừa bảo vệ đ−ợc kẻ thù tự nhiên. Duy trì mối cân bằng sinh học trên đồng ruộng đậu t−ơng.