Rệp ngô Rhopalosiphum maydis F

Một phần của tài liệu Bảo vệ thực vật (Trang 94 - 96)

I. Ph−ơng pháp dự tính dự báo sâuhại

2.2.3.Rệp ngô Rhopalosiphum maydis F

2. Dịch hại trên cây ngô

2.2.3.Rệp ngô Rhopalosiphum maydis F

2.2.3.1 Các vụ dịch đq xảy ra

Rệp ngô phân bố rộng ở các n−ớc nhiệt đới và á nhiệt đới. ở Việt Nam, rệp có ở khắp các vùng trồng ngô trên miền Bắc,từ Đồng bằng, đến Trung du cho tới cả ở các vùng núi cao.

Rệp ngô là loài ăn rộng, sống trên nhiều loại cây trồng và cây dại thuộc họ hoà thảo: ngô, đại mạch, lúa mì, lúa n−ớc, mía, kê, cao l−ơng, các loại cỏ thức ăn gia súc.

2.2.3.2 Quy luật diễn biến

Rệp ngô th−ờng xuất hiện trên đồng ruộng vào khoảng tháng 10 - 11, phát triển nhiều trong tháng 1, tháng 2 lúc ẩm độ không khí cao. Từ tháng 4 trở đi số l−ợng rệp giảm dần. Trong mùa hè chỉ thấy rệp xuất hiện lẻ tẻ.

Rệp th−ờng phá hại ở ngô từ giai đoạn 8 - 9 lá cho tới khi ngô chín sáp. Những ruộng gieo dày, ẩm độ không khí trong ruộng cao, thiếu ánh sáng rệp th−ờng phát triển mạnh.

ở các tỉnh phía Bắc rệp phá hại nhiều trong vụ ngô thu đông và ngô xuân hè

Rệp ngô sinh sản chủ yếu theo lối đơn tính và đẻ con. Trong quần thể rệp, th−ờng thấy nhiều loại hình: rệp cái không cánh, rệp cái có cánh, rệp con,.

Rệp ngô sống thành quần thể trên các bộ phận non nh− bẹ lá, nõn ngô, hoa cờ, lá bao, có chỗ lẻ tẻ 5 - 7 con, có chỗ phát triển thành từng đám dày đặc.

Đầu vụ ngô Đông xuân, rệp cái có cánh từ các ký chủ dại bay tới các rjngô. ở đây,rệp cái có cánh đẻ ra những rệp con. Những rệp con này về sau trở thành rệp cái không cánh và tiếp tục sinh sản theo lối đơn tính nhiều thế hệ trên cây ngô. Khi quần thể rệp ở một bộ phận nào trên cây đM phát triển t−ơng đối dày đặc thì xuất hiện nhiều cá thể rệp có cánh. Những rệp có cánh này lại bay tới những cây ngô khác, đẻ con và hình thành quần thể rệp ở đó. Đến cuối vụ ngô, khi cây đM già, điều kiện thức ăn không còn thích hợp với rệp nữa thì trong quần thể rệp cũng xuất hiện nhiều loại hình có cánh. Những rệp có cánh này lại dịch chuyển tới các ký chủ khác, đẻ ra rệp con, tiếp tục phát triển trên những ký chủ này cho tới vụ ngô sau.

Thiên địch của rệp ngô th−ờng thấy trên đồng ruộng có một số loài sau đây: bọ rùa chữ nhân, bọ rùa 6 vạch, bọ rùa hai mảng đỏ ruồi ăn rệp Những thiên địch này có vai trò quan trọng trong việc hạn chế rệp ngô phát sinh trong tự nhiên.

Điều tra th−ờng kỳ diễn biến rệp trên đồng ruộng, kết hợp với việc theo dõi diễn biến thời tiết và giai đoạn sinh tr−ởng cây trồng để quyết định các biện pháp phòng trừ cho thích hợp

Chọn ruộng đại diện cho giống, thời vụ, đất đai, nền phân bón.. Mỗi rụông điều tra 5 điểm chéo góc; mỗi điểm điều tra toàn bộ số lá của 1cây ngẫu nhiên Chỉ tiêu điều tra là tính tỷ lệ lá bị rệp (%) và chỉ số rệp(%)

Phân cấp rệp theo thang phân cấp sau: Lá bị rệp hại cấp 1: nhẹ xuất hiện rải rác

Lá bị rệp hại cấp2: Trung bình (rệp phân bố d−ới 1/3 dảnh, búp, cờ cây)

Lá bị rệp hại cấp3: nặng (rệp phân bố >1/3 dảnh, búp, cờ cây)

Cần đề phòng dịch xảy ra ở những ruộng trồng giống nhiễm ở giai đoạn ngô trỗ cờ đến chín

Cần tiến hành phòng trừ khi : 30% số lá bị nhiễm rêp (ở giai đoạn loa kèn)

2.2.3.4. Biện pháp phòng ngừa và dập dịch

Vệ sinh đồng ruộng: Tr−ớc khi gieo trồng ngô cần làm sạch cỏ trong ruộng và xung quanh bờ để tránh rệp từ các ký chủ daị lan sang phá hại ngô.

Trồng ngô dày vừa phải và tỉa cây sớm chăm bón kịp thời trong giai đoạn ngô non: Trồng ngô với mật độ thích hợp cho rệp phát triển. Khi ngô cao 30cm cần tỉa cây sớm loại bỏ những cây gày yếu cho ruộng đ−ợc thoáng có tác dụng hạn chế rệp phát triển.

Trồng xen ngô với đậu tuơng có tác dụng tăng c−ờng hoạt động của thiên địch đặc biệt là của nhóm bọ rùa và ruồi ăn rệp

Khi rệp phát sinh nhiều có thể sử dụng các loại thuốc BVTV hóa học hoặc sinh học vào thời kỳ tr−ớc khi ngô trỗ cờ ở những nơi rệp th−ờng xuyên gây hại nặng. Thuốc th−ờng đ−ợc sử dụng nh− Karate, Suprathion..

Một phần của tài liệu Bảo vệ thực vật (Trang 94 - 96)