Quy định cụ thể về xác định thiệt hại đối với từng thành phần môi trường

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 96 - 97)

3.2.2.2. Xác định nguyên tắc phân chia trách nhiệm khi có nhiều người cùng có hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây thiệt hại người cùng có hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây thiệt hại

Trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, không ít trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng có hành vi vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường gây thiệt hại cho người khác. Đối với trường hợp không xác định được mức độ lỗi của từng đối tượng thì theo Điều 616 Bộ luật Dân sự năm 2005 "họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau." Trong trường hợp xác định được mức độ lỗi của từng đối tượng gây thiệt hại thì "trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nhưng pháp luật lại chưa quy định về nguyên tắc để phân chia trách nhiệm bồi thường giữa những người này. Do đó, để bảo đảm công bằng trong trách nhiệm bồi thường, việc nghiên cứu bổ sung nguyên tắc phân chia trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo tỷ lệ thiệt hại mà từng đối tượng gây ra trong tổng số thiệt hại mà họ cùng gây ra là rất cần thiết.

3.2.2.3. Quy định cụ thể về xác định thiệt hại đối với từng thành phần môi trường môi trường

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2005, thành phần môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác. Thiết nghĩ, trong thời điểm hiện tại, để bảo đảm tính khả thi thì đối với thiệt hại môi trường tự nhiên chỉ nên tập trung ở các thành phần sau: 1) Đất; 2) Nước; 3) không khí; 4) Hệ sinh thái. Trong đó, đối với thiệt hại về đất cần có sự phân biệt giữa nhóm đất nông nghiệp với nhóm đất phi nông nghiệp. Thiệt hại đối với nước cần có sự phân biệt giữa nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt với nước phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và nước phục vụ cho vui chơi, giải trí, du lịch, nghỉ dưỡng. Đối với thiệt hại về thành phần môi

trường là không khí thì cần có sự phân biệt giữa không khí tại khu vực đô thị, khu dân cư tập trung với không khí ở những khu vực khác. Thiệt hại đối với hệ sinh thái cần có sự phân biệt giữa hệ sinh thái rừng với hệ sinh thái biển và hệ sinh thái đất ngập nước...

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)