Giai đoạn từ 1995 đến nay

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 35 - 37)

Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, kế thừa và phát triển quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, Bộ luật Dân sự năm 1995 đã có một điều quy định riêng về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường gây ra (Điều 628) với tính cách là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường

thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo quy định tại Điều 628 Bộ luật Dân sự năm 1995 thì "Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại, thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, trừ trường hợp người bị thiệt hại có lỗi." Bên cạnh quy định tại Điều 628 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, Bộ luật Dân sự năm 1995 còn có một số điều quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại (Điều 610), năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân (Điều 611), về xác định thiệt hại (các điều từ Điều 612 đến Điều 616)... là cơ sở cho việc giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường nói riêng.

Bộ luật Dân sự năm 2005 tiếp tục kế thừa, phát triển quy định về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được quy định tại Điều 628 Bộ luật Dân sự năm 1995 theo hướng mở rộng quy định về trách nhiệm bồi thường của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác khi có hành vi vi phạm pháp luật làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại kể cả trong những trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi.

Tuy Bộ Luật dân sự năm 2005 cũng chỉ có một Điều 624 quy định cụ thể về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường nhưng cũng như Bộ luật Dân sự năm 1995, trong Bộ luật này lại có những quy định tương đối cụ thể về xác định thiệt hại và về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung. Các nội dung này được quy định từ Điều 608 đến Điều 616 của Bộ luật. Những quy định về xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại dân sự ngoài hợp đồng vừa nêu là cơ sở quan trọng để xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra.

Với tư cách là luật chuyên ngành, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 cũng có những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường tại các điều 4, 42, 49, 93... Thiệt hại, tính toán chi phí thiệt hại do ô nhiễm môi trường được quy định tại các điều 130, 131 của Luật này.

Ngoài Bộ luật Dân sự và Luật Bảo vệ môi trường, một số Luật chuyên ngành khác như Luật Tài nguyên nước năm 1998 (Điều 23), Luật Khoáng sản (các điều 16,23, 27, 33, 46...) cũng quy định về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do các chủ thể gây ra trong quá trình sử dụng các thành phần môi trường cụ thể.

Những quy định vừa nêu trên của pháp luật đã bước đầu tạo cơ sở pháp lý để người bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường bảo vệ quyền lợi của mình và là cơ sở để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, chủ thể khác có hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây thiệt hại cho người khác. Nguyên tắc người làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại phải bồi thường quy định trong pháp luật hiện hành của Việt Nam là sự cụ thể hóa nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả giá" (PPP) đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc này không chỉ có tác dụng trừng phạt người đã gây ô nhiễm môi trường mà còn có tác dụng răn đe các chủ thể khác trong quá trình khai thác, sử dụng các thành tố của môi trường không được gây tổn hại cho môi trường, góp phần bảo vệ môi trường.

1.5. QUAN NIỆM CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM VỀ THIỆT HẠI VÀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO LÀM Ô

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)