Nhận xét chung về thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại do làm ô nhiễm môi trƣờng

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 83 - 84)

3.1.1. Nhận xét chung về thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại do làm ô nhiễm môi trƣờng thiệt hại do làm ô nhiễm môi trƣờng

Thực tiễn về áp dụng trách nhiệm pháp lý bồi thường thiệt hại về môi trường tại Việt Nam đã xuất hiện từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, với vụ việc điển hình là sự cố tràn dầu ở Cát Lái - Thủ Đức ngày 03/10/1994 do tàu chở dầu Neptune Aries quốc tịch Singapore đâm va vào cầu cảng của Sài Gòn Petro làm tràn 1680 tấn dầu DO, xăng, gaz, dầu lửa, condensate, gây ô nhiễm nghiêm trọng hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn - Nhà Bè. Qua đấu tranh thương lượng đòi bồi thường thiệt hại về môi trường, Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận được 4,2 triệu USD từ phía chủ tàu và đã dành một phần tiền nêu trên (7 tỉ Việt nam đồng) để tổ chức xử lý làm sạch môi trường và phục hồi sản xuất 2.000 ha ruộng lúa và 50 ha ao đầm nuôi thủy sản bị ô nhiễm dầu cho hai huyện Nhà Bè và Cần Giờ. Vào thời gian trên, một số căn cứ pháp lý để áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường cũng đã được hình thành (Thông tư số 2262/TT-Mtg ngày 29/12/1995 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường). Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu (kèm theo Quyết định số 103/2005/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ), theo đó các khoản bồi thường thiệt hại do sự cố tràn dầu gây nên gồm: i) Tính mạng, sức khỏe con người; ii) Tài sản của nhà nước và nhân dân; iii) Hủy hoại tài nguyên, môi sinh, môi trường; iv) Điều động lực lượng, phương tiện, thiết bị để ứng phó sự cố tràn dầu;

v) Khảo sát, đánh giá, xác định thiệt hại; vi) Giải quyết các thủ tục bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, tất cả những kinh nghiệm nêu trên mới chỉ dừng ở trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu gây nên [30].

Trong những năm gần đây, có một số vụ việc về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường đã được giải quyết ở một số địa phương thông qua thương lượng, hòa giải. Các vụ việc này chủ yếu liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước gây ô nhiễm môi trường nước làm thiệt hại cho người dân (điển hình như các vụ việc sẽ được nêu dưới đây). Trong các vụ việc này, người thiệt hại hầu hết chỉ yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản, rất ít trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khỏe và thiệt hại đối với môi trường hoàn toàn chưa được đề cập đến. Các tổ chức có hành vi làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại hầu hết chỉ "hỗ trợ" cho người bị thiệt hại mà chưa "bồi thường" cho người bị thiệt hại theo nguyên tắc "thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời" đã được quy định trong Bộ luật Dân sự (Điều 610 Bộ luật Dân sự năm 1995, Điều 605 Bộ luật Dân sự năm 2005). Việc xác định thiệt hại thường do các cơ quan nhà nước thực hiện và ngân sách nhà nước chi trả. Các bên trong vụ việc không tự thỏa thuận được với nhau mà chủ yếu phải thương lượng, hòa giải thông qua một cơ quan trung gian là Ủy ban nhân dân hoặc các cơ quan hành chính (mà chủ yếu là Sở Tài nguyên và Môi trường), hầu như chưa có vụ việc nào được giải quyết hoàn chỉnh theo thủ tục tố tụng tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền hay yêu cầu trọng tài giải quyết như quy định tại Điều 133 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)