Sửa đổi quy định về thời hiệu yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 97 - 98)

đưa ra (ví dụ trong vụ Vedan mức thiệt hại phải bồi thường mà cuối cùng Vedan chấp nhận là mức do Viện Khoa học Môi trường đưa ra). Trong trường hợp xác định thiệt hại là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường thì vai trò của các nhà khoa học hoặc các cơ quan khoa học về môi trường là rất quan trọng. Do đó, để các bên trong quan hệ bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường (người bị thiệt hại cũng như người có hành vi gây thiệt hại) có thể xác định mức độ thiệt hại việc xây dựng được các phương pháp xác định thiệt hại giúp cho các bên có thể nhanh chóng xác định thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây ra là góp phần thiết thực vào việc bảo đảm quyền của các bên.

3.2.2.5. Sửa đổi quy định về thời hiệu yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường về môi trường

Tương tự như thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi

trường là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân,chủ thể khác bị xâm phạm. Thời hiệu này đã phát sinh bất cập như đã phân tích ở trên. Do đó, cần nghiên cứu sửa quy định về thời hiệu khởi kiện theo hướng đảm bảo quyền lợi của người bị thiệt hại hơn. Cụ thể, có thể nghiên cứu sửa thời hiệu khởi kiện thành "Năm năm kể từ ngày cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác biết hoặc phải biết về thiệt hại của mình" hoặc "hai mươi năm kể từ ngày có hành vi vi phạm gây thiệt hại".

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)