2.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG
Để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường pháp luật Việt Nam dựa trên các nguyên tắc xác định trách nhiệm dân sự nói chung. Việc xác định nghĩa vụ bồi thường thiệt hại luôn tuân thủ nguyên tắc chủ thể gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường. Cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường đã được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như Bộ luật Dân sự, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Khoáng sản... kể cả trong văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất là Hiến pháp.
Điều 74 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự" [12].
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đã quy định về quyền yêu cầu bồi thường của công dân, tổ chức là chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp hoặc những người khác có liên quan và quy định về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của những cá nhân, tổ chức, chủ thể khác có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho người khác. Theo Điều 260 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì "Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại". Bên cạnh những quy định về quyền yêu cầu bồi thường
thiệt hại, Bộ luật Dân sự còn quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người có hành vi gây thiệt hại, nguyên tắc bồi thường thiệt hại... Chủ thể có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ thể dựa trên căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự được quy định tại Điều 281 Bộ luật Dân sự. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường, bù đắp tổn thất về tinh thần (Điều 307 Bộ luật Dân sự năm 2005). Khoản 2 Điều 307 Bộ luật Dân sự xác định: "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút." Trong trường hợp gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, người gây thiệt hại còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được xác định là một dạng cụ thể của trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại (trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng), do đó, việc xác định trách nhiệm của người gây thiệt hại trước tiên cần dựa trên nguyên tắc của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung. Liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Điều 604 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:
Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó [18].
Trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, người có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường gây ô nhiễm môi trường, dẫn đến làm suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, gây thiệt hại cho môi trường và gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng của người khác thì phải có nghĩa vụ khắc phục hậu quả; bù đắp tổn thất về tài sản, tính mạng, sức khỏe cho người bị gây thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường đã được cụ thể hóa tại Điều 628 Bộ luật Dân sự năm 1995 và tiếp tục được kế thừa và phát triển tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2005: "Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi" [18].
Bên cạnh Bộ luật Dân sự, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cũng có những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. Khoản 5 Điều 4 Luật này quy định một trong những nguyên tắc bảo vệ môi trường là: "Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật" [20].
Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định:
Trường hợp có thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc gây ô nhiễm môi trường thì còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại mục 2 Chương XIV của Luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự." Và "tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật và các quy định khác của pháp luật có liên quan [20, khoản 3 Điều 93 ]. Liên quan đến mức bồi thường, hình thức bồi thường, Điều 605 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định một trong những nguyên tắc bồi thường thiệt hại là "Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể
thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác" [18].
Tuy pháp luật đã quy định về quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại và trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người có hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây thiệt hại, nhưng không phải bất cứ lúc nào muốn là người bị thiệt hại có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tương tự như các trường hợp bị thiệt hại ngoài hợp đồng khác, người bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại trong một thời hạn nhất định do pháp luật quy định Theo quy định tại Điều 607 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì thời hiệu để chủ thể có thể thực hiện quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm.
Ngoài các căn cứ pháp lý nêu trên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường của người có hành vi vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường còn được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác như Luật Khoáng sản năm 1996 (Điều 64, 65), Luật Tài nguyên nước năm 1998...
Những quy định nêu trên của pháp luật là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường của cá nhân, tổ chức và là cơ sở để truy cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các tổ chức, cá nhân, chủ thể khác khi có hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân khác. Các chủ thể gây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại gây ra cho môi trường tự nhiên (suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường) và các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Điều 605 Bộ luật Dân sự năm 2005; Điều 130 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005).
2.2. CHỦ THỂ THAM GIA QUAN HỆ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG