Quan niệm của Việt Nam về thiệt hại do ô nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 39 - 40)

Trước khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được ban hành, pháp luật về dân sự nói chung (Bộ luật Dân sự 1995) và pháp luật về bảo vệ môi trường (Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này) nói riêng, mặc dù chưa rõ ràng nhưng đã phần nào thể hiện quan niệm của nước ta về thiệt hại do ô nhiễm môi trường. Theo đó, tổ chức, cá nhân có hoạt động làm ô nhiễm, suy thoái môi trường phải thực hiện các biện

pháp khắc phục và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nhìn chung việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường mới chỉ dừng lại ở bồi thường thiệt hại về tài sản và sức khỏe của người dân mà chưa giải quyết việc bồi thường đối với thiệt hại môi trường tự nhiên.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được ban hành đã thể hiện rõ ràng về quan niệm của Việt Nam về thiệt hại do ô nhiễm môi trường. Theo đó, thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra được phân chia thành hai loại thiệt hại:

- Thiệt hại đối với môi trường là thiệt hại đối với các thành phần của môi trường, thể hiện qua sự suy giảm số lượng, chất lượng, tính chất của các thành phần môi trường và từ đó làm suy giảm chức năng của chúng.

- Thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thể hiện qua sự suy giảm lợi ích kinh tế mà các chủ thể này phải gánh chịu do ô nhiễm môi trường gây ra.

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 39 - 40)