Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật về môi trƣờng và thiệt hại xảy ra

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 31 - 33)

môi trƣờng và thiệt hại xảy ra

Trong khoa học pháp lý, mối quan hệ hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra được hiểu là giữa chúng có mối quan hệ nội tại, tất yếu. Hành vi vi phạm pháp luật về môi trường phải là nguyên nhân trực tiếp gây nên sự suy giảm về chức năng, tính hữu ích của môi trường, gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Hay nói một cách tổng quát, thiệt hại xảy ra là kết quả

của hành vi trái pháp luật hay ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra.

Thiệt hại về môi trường có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và một nguyên nhân có thể là phát sinh nhiều hậu quả, thiệt hại về môi trường. Trên thực tế, hành vi vi phạm rất đa dạng và phức tạp. Có hành vi chứa đựng khả năng thực tế gây hậu quả về môi trường như xả nước thải không qua xử lý, chứa độc tố hủy diệt các loài thủy sinh, khí thải độc hại.... Giữa những hành vi này và hậu quả của nó tương đối dễ dàng xác định mối quan hệ nhân quả. Tuy nhiên, không hiếm những trường hợp hành vi vi phạm pháp luật môi trường ẩn giấu khả năng gây hậu quả trong tương lai như các vi phạm về các chất phóng xạ, hạt nhân, nguồn bức xạ... Khi hậu quả xảy ra, rất khó xác định mối liên hệ với nguyên nhân của nó vì hành vi vi phạm thường được thực hiện trước đó đã lâu. Trong những trường hợp này, chỉ có hoạt động giám định mới có thể xác định được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra.

1.3.4. Có lỗi

Mọi đối tượng khi có hành vi vi phạm pháp luật môi trường đều bị suy đoán là có lỗi và phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình. Hành vi vi phạm pháp luật môi trường được thực hiện bởi một chủ thể với lỗi cố ý hoặc vô ý. Hiểu cách khác, nếu người bị thiệt hại không có lỗi thì trách nhiệm bồi thường luôn đặt ra đối với người có hành vi vi phạm pháp môi trường, gây thiệt hại. Thậm chí trong một số trường hợp cụ thể, trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng không được loại trừ ngay cả khi người có hành vi vi phạm pháp luật môi trường không có lỗi (trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại, do sự kiện bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết). Trường hợp này được áp dụng khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra từ các nguồn nguy hiểm cao độ như từ chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử... làm ô

nhiễm môi trường, gây thiệt hại cho người khác. Việc pháp luật quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường kể cả trường hợp người gây ô nhiễm không có lỗi là nhằm mục đích bảo vệ môi trường cho cộng đồng, khôi phục, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bộ phận dân cư đã và đang bị xâm hại do hoạt động của các nguồn nguy hiểm cao độ gây nên (ví dụ: tình trạng người dân ở gần các nhà máy bị ung thư với tỉ lệ cao do hoạt động của nhà máy gây ô nhiễm môi trường) đồng thời buộc các chủ sở hữu, quản lý, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ thực hiện tốt các nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Quy định này có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là trong thời điểm hiện nay ở nhiều khu vực, người dân đang phải sống trong môi trường ô nhiễm, phải gánh chịu nhiều thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản song lại không thể xác định được lỗi của người gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.

1.4. SƠ LƢỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)