NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐIỀU LỆ PHÁP NHÂN

Một phần của tài liệu Điều lệ pháp nhân theo pháp luật Việt Nam (Trang 34 - 39)

Điều lệ pháp nhân được coi là hợp pháp phải chứa đựng những nội dung cần thiết do pháp luật quy định. Các đạo luật điều chỉnh pháp nhân đều quy định về Điều lệ pháp nhân và các yêu cầu về nội dung điều lệ cho tất cả các loại pháp nhân công, tư và hội.

Như vậy, nếu điều lệ không đáp ứng được nội dung luật định thì được coi là điều lệ vô hiệu về hình thức. Vậy nên, pháp nhân xác lập điều lệ phải đảm bảo các nội dung cơ bản như sau:

Thứ nhất, tên của pháp nhân. Tên được coi là yêu cầu đầu tiên khi xác

lập điều lệ. Tên gọi nhằm phân biệt giữa pháp nhân này và pháp nhân khác. Lợi ích đưa ra tên gọi pháp nhân là: để xác định tư cách và loại hình pháp nhân thông qua tên; nhân danh bằng tên gọi khi giao dịch với các bên liên quan; là thương hiệu trong hoạt động thương mại, quảng bá; xác định trách nhiệm pháp lý trước cơ quan nhà nước và bên đối tác của pháp nhân…

Tên pháp nhân có nhân được đặt dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau như: đối với pháp nhân công được đặt theo nhiệm vụ phân cấp pháp nhân (Bộ, Sở, Ủy ban…); đối với pháp nhân tư được đặt theo loại hình hoạt động (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh); đối với pháp nhân hội được đặt theo nghề nghiệp, hoàn cảnh, sở thích chung (Đoàn luật sư, hội người mù, hội cây cảnh…).

Ngày nay, tên pháp nhân cũng sự nổi tiếng có thể vượt qua biên giới quốc gia, mang nhiều lợi ích cho pháp nhân đó. Cũng từ đó, tên pháp nhân cũng được coi là thương hiệu của pháp nhân. Pháp luật quy định tên pháp nhân trong nội dung điều lệ ngoài mục đích quản lý còn mang ý nghĩa xác định hình ảnh pháp nhân qua tên gọi.

Thứ hai, trụ sở pháp nhân. Xuất phát từ bản chất của pháp nhân là

"thực thể hư cấu" do pháp luật tạo ra. Ta không thể định dạng, kiểm soát được pháp nhân như thể nhân tự nhiên. Mặt khác, hoạt động của pháp nhân độc lập so với thành viên trong nó. Pháp nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ thông qua người đại diện. Vậy nên, trụ sở là nơi pháp nhân hoạt động chính, các thành viên làm việc, cơ quan nhà nước và các đối tác của pháp nhân liên hệ, tống đạt các giấy tờ.

Trụ sở pháp nhân phải được xác định chi tiết theo phân bậc hành chính: số nhà, đường phố, quận, huyện, tỉnh và quốc gia. Tên trụ sở được đi kèm với tên pháp nhân trong phần lớn các giấy tờ giao dịch của pháp nhân. Các cơ quan quản lý và đối tác thứ ba xác định được pháp nhân thông qua trụ sở của nó. Nếu pháp nhân không còn hoạt động tại trụ sở mà không thông báo với cơ quan quản lý, thì đồng nghĩa là pháp nhân hoạt động bất hợp pháp.

Thứ ba, mục tiêu và lĩnh vực hoạt động. Đây là vấn đề rất quan trọng

bởi các lý do sau: Mục tiêu và lĩnh vực hoạt động là yếu tố xác định loại pháp nhân đó là pháp nhân công, pháp nhân tư hay pháp nhân hội. Qua đó ta xác định pháp luật điều chỉnh pháp nhân đó là gì (luật công, luật tư …). Lĩnh vực hoạt động của pháp nhân nhằm đưa ra năng lực, tính khả thi và hợp pháp của pháp nhân. Nếu pháp nhân hoạt động không đúng mục tiêu và lĩnh vực đã đăng ký thì được coi là hoạt động bất hợp pháp và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Mục tiêu và lĩnh vực hoạt động của pháp nhân mang lại quyền lợi cho pháp nhân. Có nghĩa là, pháp nhân được tự chủ phát huy hết khả năng và tài lực của mình trong lĩnh vực pháp luật cho phép.

Thứ tư, vốn và tài sản của pháp nhân. Muốn xác định năng lực tài

chính và khả năng chịu trách nhiệm bằng tài sản của pháp nhân phải thông qua vốn và tài sản.Vốn và tài sản pháp nhân được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: được chu cấp từ ngân sách nhà nước, vốn góp của thành viên, vốn từ lợi nhuận, khoản vay…

Vốn và tài sản của pháp nhân được thay đổi theo từng thời đoạn của pháp nhân. Vốn và tài sản có ý nghĩa trong việc hoạch định đầu tư, duy trì bộ máy và chịu trách nhiệm khi thực hiện các nghĩa vụ bằng tài sản. Việc thay đổi vốn và tài sản của pháp nhân phải được thông báo với cơ quan quản lý nhằm xác định trách nhiệm của pháp nhân.

Ngoài ra, điều lệ cũng quy định cách thức quản lý, huy động góp vốn và sử dụng vốn cụ thể. Đối với pháp nhân tư, vốn còn được phân bổ các quỹ bắt buộc nhằm hạn chế rủi ro của các đối tác khi pháp nhân lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính.

Đối với pháp nhân tư, vốn góp được phân bổ thành các tỷ lệ tương ứng. Các thành viên góp vốn được hưởng lợi nhuận và chịu rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mình. Ngoài ra, pháp nhân còn tuân thủ cách thức quản lý và sử dụng vốn, phân chia lợi nhuận, thù lao theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Thứ năm, người đại diện pháp nhân. Pháp nhân là "thực thể hư cấu". Hoạt động của pháp nhân thông qua người đại diện. Người đại diện được các thành viên và pháp luật trao quyền và nghĩa vụ, nhân danh pháp nhân để giao dịch với cơ quan nhà nước, đối tác, đại diện pháp nhân tại cơ quan tài phán…

Tư cách và điều kiện của người đại diện pháp nhân cũng được pháp luật quy định chi tiết. Cụ thể, người phải có đủ năng lực hành vi, năng lực pháp luật, có năng lực trong lĩnh vực pháp nhân hoạt động, có kinh nghiệm quản lý, điều hành…

Pháp luật và điều lệ xác định người đại diện của pháp nhân có ý nghĩa rất quan trọng. Thông qua người đại diện, cơ quan quản lý, đối tác, thành viên pháp nhân hiểu được hoạt động của pháp nhân, chịu trách nhiệm pháp lý của pháp nhân.

Thứ sáu, cơ cấu tổ chức của pháp nhân. Pháp nhân là một tổ chức. Do

vậy, bộ máy điều hành của pháp nhân phải được thể hiện trong điều lệ. Cơ cấu tổ chức pháp nhân được phân cấp theo từng thứ bậc và có nhiệm vụ khác

nhau. Giữa các bộ phận có sự liên kết và cùng chịu sự điều hành của người đại diện.

Tùy thuộc vào từng loại pháp nhân, cơ cấu tổ chức cũng có sự khác biệt. Đối với pháp nhân công. Người đại diện pháp nhân được nắm quyền điều hành chung của toàn pháp nhân và chịu trách nhiệm trực tiếp với cơ quan nhà nước chủ quản. Mối quan hệ giữa các cấp trong pháp nhân mang tính mệnh lệnh. Đối với pháp nhân tư, cơ cấu tổ chức pháp nhân mang tính thỏa thuận hợp đồng giữa các thành viên hoặc do người nắm giữ vốn chi phối, bí quyết kinh doanh quyết định. Đối với pháp nhân hội, cơ cấu tổ chức được thực hiện dưới hình thức bầu tín nhiệm của đa số phiếu thành viên.

Như vậy, cơ cấu tổ chức của pháp nhân phụ thuộc vào loại pháp nhân. Nó đóng vai trò quan trọng vào việc thống nhất, hiệu quả trong điều hành và quản lý pháp nhân.

Thứ bảy, quyền và nghĩa vụ của thành viên. Các thành viên pháp nhân

được hưởng quyền và nghĩa vụ từ mọi hoạt động của pháp nhân mang lại. Cụ thể, các thành viên pháp nhân được thực hiện những quyền hạn mà điều lệ và pháp luật mang lại như: quyền được tham gia họp, quyền được biểu quyết, quyền được phân chia lợi nhuận, hưởng lương, quyền được góp vốn, quyền ứng cử vào ban lãnh đạo, quyền được cung cấp thông tin… Mặt khác, thành viên pháp nhân phải thực hiện các nghĩa vụ do điều lệ và pháp luật quy định. Đối với pháp nhân công, tất cả cá nhân hoạt động trong pháp nhân đều phải tuân thủ theo điều lệ và được hưởng các quyền lợi do điều lệ quy định. Đối với pháp nhân tư, quyền và nghĩa vụ thành viên được xác định đối với thành viên góp vốn được xác định tại danh sách thành viên của pháp nhân. Đối với pháp nhân hội, các thành viên tham gia chấp nhận điều lệ hội có nghĩa vụ và quyền lợi được quy định chi tiết tại điều lệ.

Thứ tám, thể thức thông qua quyết định, nguyên tắc giải quyết tranh

thông qua bởi các cơ quan của pháp nhân. Tùy thuộc vào loại quyết định, điều lệ quy định thẩm quyền phê duyệt và thông qua các quyết định của pháp nhân. Pháp nhân đề ra cách thức và thẩm quyền thông qua các quyết định tại điều lệ nhằm giới hạn quyền hạn của các cơ quan đại diện pháp nhân như: Giám đốc, ban giám đốc, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, kế toán trưởng… Thông qua quy định này, các thành viên kiểm soát được tính hợp pháp và hợp điều lệ các quyết định của thành viên, tránh trường hợp tư lợi, gây tổn hại cho pháp nhân.

Phần lớn các quyết định liên quan đến sự tồn tại, thay đổi hoạt động, ban lãnh đạo của pháp nhân được thực hiện thông qua cuộc họp thành viên (đối với pháp nhân tư và pháp nhân hội), hoặc được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước chủ quản (đối với pháp nhân công).

Ngoài ra, điều lệ cũng quy định chi tiết cách thức thông qua, thẩm quyền và tỷ lệ thông qua đối với các quyết định của pháp nhân.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ cũng là nội dung được ghi nhận tại điều lệ. Tranh chấp phát sinh từ nội bộ pháp nhân thì hơn ai hết các thành viên biết cách giải quyết nào đạt hiệu quả cao nhất. Hòa giải là phương thức được áp dụng ưu tiên. Cơ quan nào của pháp nhân có tư cách giải quyết tranh chấp cũng được điều lệ đề cập.

Thứ chín, các trường hợp giải thể, thủ tục thanh lý tài sản của pháp

nhân. Điều lệ quy định các trường hợp giải thể của pháp nhân. Có nhiều trường hợp giải thể của pháp nhân: hoặc thành viên thỏa thuận, hoặc luật định. Giải thể và thanh lý tài sản pháp nhân được thực hiện theo trình tự quy định tại điều lệ.

Thứ mười, thể thức sửa đổi điều lệ. Điều lệ là "hiến pháp" của pháp

nhân. Tuy nhiên, điều lệ có thể được sửa đổi bất cứ khi nào nếu đạt yêu cầu của tỷ lệ thành viên nhất trí, hoặc do cơ quan chủ quản đề nghị. Sửa đổi điều lệ được thực hiện theo trình tự quy định tại điều lệ và luật định.

Ngoài các nội dung cơ bản nêu trên, tùy thuộc vào từng loại pháp nhân khác nhau, điều lệ có những nội dung khác. Tuy nhiên, các nội dung đó không được trái quy định chung của pháp luật.

Một phần của tài liệu Điều lệ pháp nhân theo pháp luật Việt Nam (Trang 34 - 39)