Đòi hỏi khách quan hội nhập kinh tế quốc tế đối với hệ thống pháp luật trong nước

Một phần của tài liệu Điều lệ pháp nhân theo pháp luật Việt Nam (Trang 95 - 98)

thống pháp luật trong nước

Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một sự kiện rất quan trọng trong việc nỗ lực xây dựng nền

kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế là một nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới. Pháp luật của chúng ta cũng nên được xây dựng gần hơn với pháp luật của các nền kinh tế phát triển. Để trở thành thành viên của tổ chức này, một yêu cầu bức thiết đó là xây dựng và sửa đổi các định chế pháp lý phù hợp.

Cải cách hệ thống pháp luật hơn nữa để có thể thực thi đầy đủ các cam kết WTO bao gồm:

 Hoàn thiện các văn bản pháp lý để thực thi các luật mới được thông qua

 Điều chỉnh nhiều luật và quy định mới được thông qua để hoàn toàn tuân thủ các yêu cầu của WTO cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam

 Cân nhắc các luật "chung" nhằm điều chỉnh, sửa đổi đồng thời một vài luật và quy định liên quan tới cùng một vấn đề.

 Cần có luật để tăng cường thể chế và thủ tục hành chính nhằm thực thi các cam kết WTO và xây dựng các luật trong nước.

Như vậy, pháp nhân Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế là xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý của doanh nghiệp, kiện toàn tổ chức theo kịp sự đổi mới chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm xây dựng vững chắc tổ chức pháp nhân của mình. Một bản Điều lệ khả thi, tuân thủ pháp luật sẽ là một động lực phát triển trong pháp nhân, bảo vệ quyền lợi cho thành viên pháp nhân và cho người thứ ba. Từ đó góp phần thúc đẩy pháp nhân Việt Nam trong con đường hội nhập kinh tế toàn cầu.

Mười lăm năm qua, xét về phương diện khách quan, thực chất là quá trình thử nghiệm toàn diện về cả tư tưởng đổi mới, cơ chế chính sách, xây dựng và thực thi pháp luật. Gọi là "thử nghiệm" vì mọi cái đều được làm nhanh, phát hiện ra sai cũng nhanh và sửa sai cũng nhanh. Nguyên nhân, một phần là do mong muốn tăng trưởng nhanh, nhưng quan trọng hơn là tình thế đòi hỏi. Bối

cảnh của nền kinh tế chuyển đổi nào cũng vậy. Đương nhiên, kết quả có nhiều thành công vì "Cởi trói", cho mọi người nhiều tự do hơn để bỏ vốn, làm ăn và sáng tạo. Đặc biệt, tận dụng được tâm lý người nước ngoài muốn vào thị trường mới để khai phá và cắm chân, do quy luật cạnh tranh toàn cầu chi phối.

Nhìn từ bên ngoài, người nước ngoài hiện nay không đánh giá chính sách và luật pháp ở Việt Nam là kém "thông thoáng, cởi mở" hay ít yếu tố tự do, tuy nhiên cho rằng pháp luật của chúng ta không minh bạch và kém hiệu lực, có nghĩa hệ quả là các yếu tố tự do kia trên thực tế bị triệt tiêu luôn. Tại sao không minh bạch? Vì luật lệ không có hệ thống và thiếu trật tự.

Cơ quan nào cũng ban hành văn bản luật hoặc có hiệu lực như luật. Luật nọ chồng chéo với luật kia. Nội dung chỗ rõ chỗ không, ai hiểu thế nào cũng được. Lại thêm tình trạng hay bị sửa đổi và sửa đổi bất ngờ, sửa đổi theo tình thế. Còn tại sao kém hiệu lực? Vì thiếu minh bạch và vì bộ máy hành chính và tòa án, tức con người thực thi không rõ ràng về chức năng và trách nhiệm, thiếu công tâm và chuyên nghiệp, đặc biệt bị tham nhũng chi phối [36]. Trong xây dựng và ban hành cơ chế và chính sách, chúng ta chủ yếu quan tâm đến đầu tư mà ít chú ý đến xây dựng doanh nghiệp, tức chú trọng vào thành tích tăng trưởng mà không định hướng vào xây dựng các cơ cấu tổ chức của nền kinh tế bên trong doanh nghiệp.

Môi trường kinh doanh và môi trường đầu tư được cải thiện đáng kể, hướng đến đảm bảo một "sân chơi bình đẳng" cho các thành phần kinh tế. Những cải thiện trong môi trường đầu tư thu hút vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp ngày càng tăng. Khu vực tư nhân trong nước đã có những bước phát triển quan trọng, đặc biệt là sau khi Luật Doanh nghiệp được ban hành (và sửa đổi) đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp và của người dân.

Trong quá trình cải cách thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, thu hút nguồn vốn

đầu tư nước ngoài, khai thác các cơ hội thị trường quốc tế để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu. Việt Nam có quan hệ thương mại với hơn 170 quốc gia, vùng và lãnh thổ, ký hơn 60 hiệp định kinh tế về thương mại song phương và thiết lập quan hệ đầu tư với khoảng trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Như vậy, với tư cách là nguồn để các pháp nhân xây dựng điều lệ, hệ thống pháp luật, cụ thể là Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật chứng khoán, luật điều chỉnh tổ chức Hội, luật Hợp tác xã, Luật thương mại, Bộ luật tố tụng dân sự… cần được thống nhất về mặt nội dung và khoa học về kỹ thuật ban hành và đặc biệt là tôn trọng quyền tự quyết của pháp nhân trong xác lập, thông qua và sửa đổi Điều lệ pháp nhân.

Một phần của tài liệu Điều lệ pháp nhân theo pháp luật Việt Nam (Trang 95 - 98)