Quản trị doanh nghiệp, tổ chức pháp nhân là vấn đề bức thiết quyết định hiệu quả hoạt động và sự sinh tồn của pháp nhân. Điều lệ pháp nhân là văn bản nền tảng quyết định quản trị doanh nghiệp sao cho thích hợp cho từng pháp nhân.
Vậy nên, các nhà làm luật và cơ quan quản lý không nên ban hành, áp dụng Điều lệ mẫu cho pháp nhân. Xuất phát từ nguyên do sau:
Thứ nhất, pháp nhân hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đối với pháp nhân công thì mục đích hoạt động công ích và chức năng công cộng là tiêu chí và nhiệm vụ của pháp nhân; Pháp nhân tư hoạt động chủ yếu vì mục đích là tối đa lợi nhuận; Đối với pháp nhân Hội thì mục tiêu vì tương trợ của một nhóm người có cùng sở thích, nghề nghiệp, vì cộng đồng xã hội. Do vậy, mục đích sẽ quyết định nội dung cần thiết và hiệu quả tại Điều lệ. Một Điều lệ được coi là có chất lượng tốt nó phải là sản phẩm của tự do ý chí, tự do thỏa thuận thành viên, cổ đông pháp nhân đó trong khuôn khổ luật định.
Thứ hai, pháp nhân ngoài sự điều chỉnh của luật chung (Bộ luật Dân
sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Thương mại, Luật tố tụng dân sự...) nó còn chịu sự điều chỉnh của luật chuyên ngành (Luật xây dựng, Luật bảo hiểm, luật tổ chức tín dụng, luật luật sư, Luật kinh doanh bất động sản...). Vậy điều lệ giữa các pháp nhân có đặc thù riêng biệt nhằm đảm bảo tối đa hóa về hiệu quả hoạt động và quản lý điều hành pháp nhân.
Từ đó, các nhà làm luật và quản lý hãy chú trọng hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh pháp nhân theo hướng vĩ mô. Pháp nhân dựa trên cơ sở luật định để soạn thảo, sửa đổi, bổ sung Điều lệ cho phù hợp đối với pháp nhân mình.