Công nhận giá trị pháp lý của việc phê duyệt Điều lệ pháp nhân trong các văn bản luật

Một phần của tài liệu Điều lệ pháp nhân theo pháp luật Việt Nam (Trang 104 - 106)

nhân trong các văn bản luật

- Đối với pháp nhân công

Cần làm rõ khu vực nào là dịch vụ công, nhà nước buộc phải tổ chức dịch vụ; các khu vực còn lại là thương mại, các công ty có phần vốn của nhà nước phải được cổ phần hóa, nhất là các tập đoàn cần được niêm yết để chịu sự giám sát của các thể chế thị trường như sàn giao dịch, kiểm toán và cổ đông. Đối với vốn đầu tư của nhà nước vào các tập đoàn và tổng công ty, đây

là tài sản quốc gia, việc khai thác, sử dụng vốn đó phải được giám sát bởi cơ quan dân cử... Chỉ có giám sát mạnh và cạnh tranh mới giúp các tập đoàn kinh tế nhà nước đứng vững trong thị trường. Về tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan hành pháp, Nhóm chuyên gia khuyến nghị: Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương cần "rút lui" khỏi lĩnh vực kinh doanh. Có như vậy thì các cơ quan này mới có đủ năng lực cần thiết để tập trung vào việc thực thi các chính sách - chức năng cơ bản của cơ quan hành pháp. Giá trị phê duyệt và hiệu lực của Điều lệ pháp nhân cần được quy định rõ ràng trong các văn bản điều chỉnh như: ai là chủ sở hữu nguồn vốn, đại diện chủ sở hữu, quyền và nghĩa vụ của các chức danh, bộ phận trong pháp nhân...

- Đối với pháp nhân tư

Pháp luật cần quy định rõ Điều lệ của pháp nhân có cần phải sự phê duyệt của cơ quản lý hay không. Cụ thể, Luật Doanh nghiệp 2005 không có quy định nào đề cập đến cơ quan phê duyệt, chuẩn y Điều lệ mà luật chỉ quy định Điều lệ của pháp nhân là một loại tài liệu có trong hồ sơ đăng ký thành lập pháp nhân. Đối với pháp nhân khi sửa đổi, bổ sung Điều lệ cũng không có quy định cơ quan phê chuẩn mà chỉ thực hiện thông báo sửa đổi, bổ sung điều lệ cho cơ quan quản lý cấp phép.

Như vậy, sự quy định của pháp luật không rõ ràng dẫn đến việc áp dụng tùy tiện và không thống nhất của các cơ quan quản lý và cơ quan áp dụng pháp luật.

Như vậy, quy định về giá trị pháp lý của Điều lệ và hiệu lực của Điều lệ cần phải được quy định tại văn bản luật. Nhà làm luật cần bổ sung các quy định mới về giá trị của điều lệ, quy chế và điều kiện giao dịch của doanh nghiệp, pháp nhân, tổ chức trong mối quan hệ với pháp luật hợp đồng.

- Đối với pháp nhân hội

Cũng như pháp nhân khác, Điều lệ pháp nhân hội cũng cần được sự công nhận của pháp luật về giá trị trong quản lý, điều hành và giải quyết tranh chấp.

Để xác lập đúng giá trị thực của điều lệ thì trước hết các nhà làm luật cần xây dựng khung pháp lý điều chỉnh pháp nhân hội. Mặt khác, xuất phát từ sự thay đổi về nhận thức của các cơ quan quản lý hội trong việc tạo dựng giá trị pháp lý cho điều lệ hội, tránh sự áp đặt của quản lý hành chính từ quản lý hội.

Một phần của tài liệu Điều lệ pháp nhân theo pháp luật Việt Nam (Trang 104 - 106)