Thực trạng áp dụng điều lệ của pháp nhân công

Một phần của tài liệu Điều lệ pháp nhân theo pháp luật Việt Nam (Trang 92 - 93)

Pháp nhân công trong bất cứ quốc gia nào đều có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật không hướng tới điều chỉnh theo phân loại pháp nhân công và tư, lợi ích công cộng và lợi ích tư nhân là một bước cản lớn trong quá trình hoàn thiện pháp luật điều chỉnh pháp nhân.

Chính sách của nước ta hiện nay là tư nhân hóa trong các lĩnh vực không trọng yếu, cần nhà nước tham gia tổ chức quản lý. Những pháp nhân công được chuyển đổi, cổ phần hóa, cùng sự điều chỉnh của luật chung. Hiện nay, thực trạng áp dụng điều lệ của pháp nhân công thể hiện ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, ở góc độ nào đó, điều lệ của các pháp nhân công có tính

chất như một quy chế làm việc và phân cấp của các đơn vị, bộ phận của pháp nhân. Ví dụ cụ thể như: Điều lệ của các bệnh viện và các trường học công lập... Giá trị pháp lý của Điều lệ pháp nhân này không được coi trọng. Mặt khác, tính chất công khai và đối kháng của văn bản điều lệ cũng không thể hiện được.

Pháp nhân công theo quy định của pháp luật phải độc lập hưởng quyền và trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản của pháp nhân, độc lập trong các mối quan hệ với đối tác. Tuy nhiên, sự lệ thuộc vào cấp trên chủ quản trong tổ chức và hoạt động đã làm cho pháp nhân công xem nhẹ giá trị của điều lệ. Do vậy, các tranh chấp dân sự, bồi thường thiệt hại… liên quan đến pháp nhân công thì Điều lệ pháp nhân không được xem là tài liệu pháp lý để giải quyết các tranh chấp. Các cơ quan pháp nhân thường quy đổi trách nhiệm cho nhau.

Thứ hai, thực trạng các pháp nhân công chưa hoàn thành việc chuyển

đổi loại hình hoạt động theo Luật Doanh nghiệp đã dẫn đến hậu quả: điều lệ cũ của pháp nhân đã bị vô hiệu về mặt pháp lý; pháp nhân không biết chịu sự điều chỉnh của văn bản luật nào; các tranh chấp liên quan về thẩm quyền khi đại diện pháp nhân thực hiện; trách nhiệm dân sự với bên thứ ba giải quyết ra sao khi pháp nhân chưa hoàn tất việc chuyển đổi…

Thứ ba, thực trạng hiện nay là chúng ta đang đánh đồng khái niệm

pháp nhân công (cơ quan nhà nước thực hiện chức năng công) và pháp nhân có nguồn vốn từ chủ sở hữu là Nhà nước. Do vậy, các chính sách điều chỉnh pháp luật về pháp nhân, trong đó có Điều lệ pháp nhân không có sự khác biệt. Từ đó, các hoạch định về chính sách đối với pháp nhân gặp nhiều lực cản.

Như vậy, thực trạng áp dụng điều lệ trong hoạt động pháp nhân công đang là vấn đề cần các nhà làm luật giải quyết. Nếu phát triển nền kinh tế thị trường toàn diện, pháp nhân phải có được sự bình đẳng trong pháp luật điều chỉnh. Đặc biệt văn bản Điều lệ pháp nhân là "pháp luật" thể hiện đúng đắn điều đó.

Một phần của tài liệu Điều lệ pháp nhân theo pháp luật Việt Nam (Trang 92 - 93)