+ Thiếu quy định pháp điều chỉnh nội dung Điều lệ pháp nhân công: Điều lệ pháp nhân công hiện nay đang thiếu quy định về nội dung điều lệ. Cụ thể, nội dung điều lệ của pháp nhân công thiếu các văn bản điều chỉnh cụ thể. Chính vì thế, điều lệ chỉ mang tính chất quy định khuôn mẫu, không có tính linh hoạt, không được công khai…
+ Bất cập về khung pháp lý điều chỉnh pháp nhân công sau khi chuyển đổi:
Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 hết hiệu lực từ ngày 01/07/2010, dẫn đến một số pháp nhân công được chuyển đổi sang công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên với chủ sở hữu là vốn Nhà nước. Điều lệ của các cơ quan này vẫn do cơ quan chủ quản đại diện Nhà nước ban hành hoặc phê chuẩn.
Chuyển đổi doanh nghiệp mà Nhà nước giữ 100% vốn thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, bên cạnh mục tiêu để thực hiện thống nhất một Luật Doanh nghiệp, còn nhằm mục đích đổi mới tổ chức quản lý, cơ chế hoạt động, tạo sự bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác. Đây là quá trình "công ty hóa" các công ty nhà nước, tạo vị thế "công ty" cho công ty nhà nước - có địa vị pháp lý của một pháp nhân kinh tế, có tài sản độc lập với cá nhân và tổ chức khác, kể cả với Nhà nước, có quyền nhân danh công ty tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Trong đó, phải kể đến là điều lệ của các tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước và công ty nhà nước nắm giữ vốn chi phối. Điều lệ ở các pháp nhân này do chủ sở hữu là Nhà nước ban hành hoặc phê chuẩn với mục đích Nhà nước sẽ quản lý nguồn vốn, ngành nghề kinh doanh và quản lý điều hành nhân sự được Nhà nước ủy quyền đại diện quản lý và điều hành pháp nhân. Những điều lệ này mang tính áp đặt, không chú trọng đến vấn đề bảo vệ quyền lợi của người thứ ba.
Thực trạng hiện nay là các pháp nhân công chưa hoàn tất việc chuyển đổi thì chịu sự điều chỉnh của luật nào. Hiệu lực và áp dụng Điều lệ pháp nhân cũ được giải quyết ra sao, quyền lợi của bên thứ ba được thực hiện như thế nào… Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều tranh chấp không được giải quyết thấu đáo từ cơ quan áp dụng pháp luật.
Theo thống kê của Vụ đổi mới doanh nghiệp của Văn phòng Chính phủ, đến ngày 1-7- 2010 sẽ còn khoảng 51 doanh nghiệp nhà nước chưa hoàn thành việc chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên để hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005. Nhưng có không ít câu hỏi lớn đó đặt ra. Các doanh nghiệp này sẽ hoạt động theo luật nào? Phải giải thể, phá sản, chuyển đổi hay tiếp tục hoạt động với tư cách cũ? Tư cách của người đại diện pháp nhân, hiệu lực của điều lệ…
Nếu pháp nhân công tiếp tục hoạt động với tư cách "cá thể" sẽ mang đến rất nhiều rủi ro cho các đối tác vì các pháp nhân chưa chuyển đổi, không có năng lực pháp luật để tham gia vào các giao dịch. Nếu có tranh chấp xảy ra thì giao dịch đó sẽ bị vô hiệu.
Tóm lại, pháp nhân rất cần có sự điều chỉnh thống nhất và đầy đủ pháp luật. Vấn đề đặt ra là, các nhà làm luật cần xây dựng quy phạm pháp luật quy định: pháp nhân công, Điều lệ pháp nhân và cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân công. Có như vậy, ban hành điều lệ có chất lượng tốt, chặt chẽ và hiệu quả đang là vấn đề cần được giải quyết triệt để hiện nay.