Thực trạng áp dụng điều lệ của pháp nhân tư

Một phần của tài liệu Điều lệ pháp nhân theo pháp luật Việt Nam (Trang 93 - 94)

Trong xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường, pháp nhân tư ngày càng gia tăng về số lượng và quy mô hoạt động. Thành quả đạt được của pháp nhân tư trên mọi lĩnh vực: kinh tế, xã hội, môi trường, khoa học kỹ thuật… Phạm vi hoạt động được mở rộng vượt qua biên giới.

Quy định pháp luật điều chỉnh pháp nhân tư phải đáp ứng được yêu cầu: tôn trọng quyền tự do ý chí, tự do thỏa thuận của công dân. Pháp luật điều chỉnh mang tầm vĩ mô và tuân thủ quy luật của thị trường, mềm dẻo và linh hoạt. Nghiên cứu về thực trạng áp dụng Điều lệ pháp nhân tư ta thấy được các vấn đề nổi bật sau:

Thứ nhất, do chưa có nhận thức đúng về bản chất của pháp nhân tư,

giá trị của điều lệ của các nhà làm luật, nên các quy định của pháp luật về pháp nhân tư chưa thực sự đúng với bản chất của loại pháp nhân này.

Thứ hai, xuất phát từ tư duy kinh tế gia đình, nhỏ lẻ, điều hòa nội bộ

nên điều lệ của pháp nhân tư bị đánh giá là không có chất lượng tốt. Thực tế là, điều lệ là sự sao chép giống nhau của các pháp nhân có cùng loại hình. Thậm chí, điều lệ chỉ là hình thức trong hồ sơ pháp lý. Các thành viên pháp nhân chưa thực sự hiểu về giá trị của điều lệ và xây dựng cho riêng pháp nhân mình điều lệ phù hợp. Hoặc pháp nhân áp dụng các thỏa thuận khác trái với nội dung điều lệ và pháp luật.

Hậu quả là, tranh chấp về nội bộ pháp nhân, pháp nhân với bên thứ ba ngày càng gia tăng. Khi cần đưa ra quy chiếu áp dụng tại điều lệ thì nội dung không phù hợp, mâu thuẫn, thậm chí trái luật. Ví dụ: theo số liệu thống kê của Tòa án tối cao năm 2009 có 825 tranh chấp liên quan nội bộ doanh nghiệp

Thứ ba, các cơ quan áp dụng pháp luật như Tòa án, Viện kiểm sát khi

xét xử các tranh chấp liên quan đến pháp nhân như: tranh chấp nội bộ, tranh chấp với bên thứ ba thường xem nhẹ giá trị văn bản pháp lý của pháp nhân là điều lệ. Mặt khác, sự chồng chéo của các văn bản điều chỉnh pháp nhân cũng làm cản trở đối với cơ quan áp dụng pháp luật. Đôi khi các phán quyết tùy tiện dẫn đến xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba.

Từ những thực trạng áp dụng pháp luật về Điều lệ pháp nhân nêu trên, ta thấy rằng cần có một cách nhận thức đúng đắn về giá trị pháp lý của Điều lệ pháp nhân. Từ đó, pháp luật mới thực sự là khung pháp lý điều chỉnh pháp nhân toàn diện.

Một phần của tài liệu Điều lệ pháp nhân theo pháp luật Việt Nam (Trang 93 - 94)