Xác lập, thông qua, sửa đổi và chấm dứt điều lệ đối với pháp nhân tư

Một phần của tài liệu Điều lệ pháp nhân theo pháp luật Việt Nam (Trang 49 - 50)

nhân tư

Bản chất pháp nhân tư là quan hệ hợp đồng. Điều lệ là cách thức biểu đạt những thỏa thuận của các thành viên pháp nhân. Thành viên, cổ đông, chủ sở hữu căn cứ vào mục tiêu, phương hướng hoạt động của pháp nhân và pháp luật điều chỉnh để xác lập nên nội dung Điều lệ pháp nhân. Nội dung cơ bản của Điều lệ được quy định tại Điều 22 Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều 12 Luật Hợp tác xã. Ngoài ra, sáng lập viên có thể thỏa thuận các Điều khoản và nội dung khác đảm bảo phù hợp với đặc thù và thuận lợi trong việc quản lý và điều hành pháp nhân. Các quyền cụ thể của thành viên pháp nhân và các mô hình quản trị pháp nhân cũng được các văn bản này quy định.

Pháp nhân tư được xuất phát từ mối quan hệ hợp đồng và đề cao mục tiêu lợi nhuận của các nhà đầu tư. Chính vì thế, Điều lệ pháp nhân ngoài tính quy định nó còn mang tính đối kháng với cả thế giới. Vậy nên, Điều lệ là sự thể hiện thống nhất ý chí từ kết quả của tự do thỏa thuận, tự do cam kết của các thành viên sáng lập. Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Hợp tác xã, Luật tổ chức và hoạt động các tổ chức tín dụng đều đề cập đến trình tự ban hành, thông qua và sửa đổi Điều lệ pháp nhân

Điều lệ pháp nhân đầu tiên khi thành lập được các thành viên sáng lập pháp nhân soạn thảo. Luật Doanh nghiệp 2005, không có điều luật nào quy định về quy trình tự ban hành, thông qua Điều lệ pháp nhân, các văn bản nào ghi nhận tỷ lệ phần trăm thành viên, cổ đông biểu quyết đồng ý.

Trong thực tiễn, các cơ quan cấp phép yêu cầu về hồ sơ thành lập pháp nhân là doanh nghiệp là ký vào điều lệ để xác định thành viên, cổ đông đó nhất trí thông qua và tuân thủ điều lệ.

Điều lệ của pháp nhân tư được sửa đổi bất cứ khi nào khi có được tỷ lệ phần trăm đại diện vốn góp biểu quyết tán thành. Các thành viên pháp nhân căn cứ vào pháp luật, thực tế hoạt động của mình để thay đổi nội dung điều lệ.

Quy định pháp luật cho phép Điều lệ pháp nhân tư được sửa đổi linh hoạt khi có nhu cầu. Đây là điều kiện thuận lợi nhằm tôn trọng sự tự do ý chí, tự do thỏa thuận của thành viên. Cụ thể, pháp luật quy định thẩm quyền sửa đổi điều lệ là: chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; Đại hội xã viên đối với loại hình hợp tác xã.

Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã cũng quy định cách thức sửa đổi điều lệ, tỷ lệ biểu quyết cần thiết khi pháp nhân tư sửa đổi điều lệ. Điều lệ sửa đổi phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép thành lập pháp nhân.

Như vậy, điều lệ là văn bản truyền tải thỏa thuận của các cá nhân, cùng hướng tới mục đích lợi ích lợi nhuận. Pháp luật quy định về cách thức xác lập, sửa đổi, thông qua điều lệ nhằm đảm bảo tính hợp pháp của điều lệ, bảo vệ quyền và lợi ích của bên thứ ba không bị xâm phạm.

Một phần của tài liệu Điều lệ pháp nhân theo pháp luật Việt Nam (Trang 49 - 50)