PHÁP NHÂN
PHÁP NHÂN
Thứ nhất, Bộ luật Dân sự 2005 chỉ phân loại pháp nhân theo nhiệm
vụ, chức năng của pháp nhân như (cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế). Việc phân loại đó chưa thực sự hợp lý khi chưa thể hiện rõ công và tư trong quan điểm của nhà làm luật.
Thứ hai, Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 không còn hiệu lực kể từ
ngày 01/07/2010. Các doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo hai hướng: cổ phần hóa và chuyển đổi loại hình công ty một thành viên, nhà nước là chủ sở hữu công ty. Luật áp dụng chung cho các loại doanh nghiệp là Luật Doanh nghiệp 2005, các doanh nghiệp cùng bình đẳng với nhau về quyền tự chủ kinh doanh, các chính sách thuế, các chế độ ưu đãi đầu tư…
Trong khi đó, một số doanh nghiệp nhà nước trước đây được Nhà nước thành lập hoạt động trong lĩnh vực công ích, công cộng và các nhiệm vụ do Nhà nước giao. Nay sau khi chuyển đổi và chịu sự điều chỉnh bằng các văn bản đặc thù để phát huy tính chất hoạt động và tạo chính sách ưu đãi hơn so với doanh nghiệp khác.
3.3.2. Công nhận giá trị pháp lý của việc phê duyệt Điều lệ pháp nhân trong các văn bản luật nhân trong các văn bản luật
- Đối với pháp nhân công
Cần làm rõ khu vực nào là dịch vụ công, nhà nước buộc phải tổ chức dịch vụ; các khu vực còn lại là thương mại, các công ty có phần vốn của nhà nước phải được cổ phần hóa, nhất là các tập đoàn cần được niêm yết để chịu sự giám sát của các thể chế thị trường như sàn giao dịch, kiểm toán và cổ đông. Đối với vốn đầu tư của nhà nước vào các tập đoàn và tổng công ty, đây