QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU LỆ PHÁP NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Điều lệ pháp nhân theo pháp luật Việt Nam (Trang 42 - 43)

Với tư cách là đạo luật chung trong hệ thống pháp luật, Bộ luật Dân sự là cơ sở pháp lý vững chắc cho các văn bản luật khác. Với vai trò đó, chế định về pháp nhân được Bộ luật Dân sự năm 1995 ghi nhận tại chương III, từ Điều 94 đến Điều 109 của bộ luật. Đặc biệt, quy định về nội dung Điều lệ pháp nhân tại Điều 99 Bộ luật. Tại Bộ luật Dân sự 2005, pháp nhân được quy định tại Chương IV, từ Điều 84 đến Điều 99. Nội dung điều lệ được quy định tại Điều 88 Bộ luật.

Bộ luật Dân sự không quy định những pháp nhân nào hoạt động phải có điều lệ và pháp nhân nào không bắt buộc phải có điều lệ. Điều lệ được coi là hợp pháp khi phải chứa đựng nội dung luật định như: Tên gọi của pháp nhân; Mục đích và phạm vi hoạt động; Trụ sở; vốn điều lệ, nếu có; cơ cấu tổ chức; thể thức cử, bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh của cơ quan điều hành và các cơ quan khác; quyền, nghĩa vụ của các thành viên; thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ; điều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể pháp nhân…

Ngoài nội dung điều lệ luật định, các thành viên sang lập pháp nhân có quyền quy định các nội dung khác phù hợp với hoạt động của pháp nhân mình.

Với vai trò quan trọng của mình, Bộ luật Dân sự đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh pháp nhân và Điều lệ pháp nhân. Từ đó, nó góp phần thúc đẩy sự phát triển của các loại hình pháp nhân, đa dạng về chủ thể trong phát triển xã hội, mang lại hiệu quả cho cộng đồng và quốc gia. Dưới đây tác giả nghiên cứu điều lệ theo góc độ phân loại sau đây.

Một phần của tài liệu Điều lệ pháp nhân theo pháp luật Việt Nam (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)