Lối sống mới lối sống xã hội chủ nghĩa, xây dựng lối sống mớiởViệt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (Trang 29 - 34)

Sự xuất hiện của những quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đã mở đầu cho sự hình thành trong thực tế của lối sốngxãhội chủ nghĩa. Lối sống xãhội chủ nghĩa làlối sống đáp ứng với những nhiệm vụxây dựngchủ nghĩa xã hội, góp phầnvào việc giải quyết những nhiệm vụ đặt ra; nhữngnét điểnhình trong hành vicủa con ngườiđều được đánhgiátheo thước đo ấy. Lối sốngxãhộichủ nghĩa được biểu hiện rõ nét ở tính chủ động sáng tạo của mỗi cá nhân với tư cáchlà một đặc trưng quan trọng nhấtcủa hoạt động con người. Nhưng mỗi cá nhân không thể sống tách rời tập thể, vớixã hội, mà chỉ có trong tập thể thì cá nhân đó mới có thể trực tiếp thể hiện cá tính riêng của mình, tính chủ động sáng tạocủa bản thân.Điềunàycũng đã được Mác - Ănghen khẳng định:

Điều kiện quyết định sự phát triển phổ biến của các cá nhân là sự thống nhất tập thể của con người, là lối sống tập thể của họ. Chỉ có trong một tập thể sống theo lối sống cộngsảnchủ nghĩa (lúc đầulàlối sốngxãhộichủ nghĩa), người lao động mớicóthểtrực tiếp thể hiệncá tính riêngcủamình,tínhchủ độngcánhâncủamình [89, tr.281].

Như vậy, lối sốngcủa con người trong quá trình xây dựngchủ nghĩa xã hội càng có tính chất tập thể bao nhiêu, thì lối sống ấy - xét về mỗi cá nhân càngcánhânhóa bấy nhiêu,càng trở nên độc đáo bấy nhiêu.Trách nhiệm của mỗi người trước tập thể và trách nhiệm của tập thể đối với mỗithành viêncủa mình - đây là nét không thể tách rời của lối sống xã hội chủ nghĩa. Vậy lối sống xã hội chủ nghĩa là gì? Theo GS Thanh Lê: “Lối sống xã hội chủ nghĩa là lối sống trong những điều kiện đặc thù của hình thái kinh tế - xã hội xãhội chủ nghĩa, gắn với phương thức sản xuấtxã hộichủ nghĩa” [79, tr.53].

Lối sống xãhội chủ nghĩa là sự kết hợp giữa nhữnggiá trị truyền thống tốt đẹp với những giá trị, tư tưởng mới của thời đại, trong mọi hoạt động, hành vi... Lối sống mới, nếp sống mới không chỉ là những biểu hiện đơn thuần về phương thức sản xuất, về mặt kinh tế, đó còn là sự phản ánh đời sống tinh thầncủa dân tộc,trong văn hóa, trong lốiứng xử...

Xây dng li sng miVit Nam hin nay

Lối sống tồn tại và thể hiện đặc điểm của từng giai đoạn lịch sử, của từng dân tộc, từng địa bàn dân cư, do đóbên cạnh tính phổ quát, lối sống còn thể hiệntính riêng,tính đặc thù.

Lối sống mới là phương thức sống của con người thể hiện ở sự lựa chọn các hoạt động và cách thức thực hiện các hoạt động đó mang tính dân tộc, hiện đại, nhân văn trong quá trình xây dựng CNXH nhằm thực hiện mục tiêu phát triển con người toàn diện trên các lĩnh vực đức, trí, thể, mỹ.

Xây dựng lối sống mới chính là quá trình tácđộng đến con người nhằm hình thành và hoàn thiện ở mỗi cá nhân những nguyên tắc, chuẩn mực đúng đắn trong lối sống phù hợp với yêu cầu quá trình xây dựng đất nước theo định hướng XHCN. Nhờ đó, mà cá nhân có thể tự điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi lối sống của mình hướng tới các quá trình hiện thực xã hội và con người mang tính dân tộc, hiện đại, nhân văn.

Đó là lối sống có tính dân tộc - hiện đại - nhân văn, phải gắn liền với quá trình xây dựng nền văn hóa tiên tiến Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.Ở đây, khi đặt ra nội dung xây dựng lối sống mới cần quán triệt quan điểm lịch

sử - cụ thể, làm sao bảo đảm thống nhất biện chứng giữa trước mắt vàlâudài, giữa truyền thốngvà hiện đại. Nếu tuyệt đối hóa cái trước mắt, cái hiện tại thì không có định hướng, nếu tuyệt đối hóa cái lâu dài,cái tương lai thìảo tưởng. Trong quan hệ truyền thống vàhiện đại, nếu tuyệt đối hóa truyền thốngthì sẽ không tiếp nhận được tinh hoa nhân loại, truyền thống tốt đẹp của dân tộc vì không được tiếp thu những nhân tố mới sẽ trở nên bất lực trước thực tiễn và thời đại. Ngược lại, nếu tuyệt đốihóa hiện đại, coinhẹtruyền thống thì sẽ tạo ra những giá trị văn hóa của người khác, dân tộc khác. Xuất phát từ những yêu cầu trên cầnchú ý một sốnội dung sau:

Thứ nhất, lối sống mới ở Việt Nam mà chúng ta xây dựng là lối sống có chuẩn mực đạo đức, lý tưởng cao đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhânloại.

Khi nói về đặc trưng lối sống của con người Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn lời một học giả người Pháp là Đơ Puphuôcvin: “Yêu mến quê hương, quyến luyến gia đình, thờ kính tổ tiên, yêu chuộng công lý, tôn trọng chính nghĩa, ham thích khoa học, yêu thương giống nòi, tôn trọng lẽ phải, ghét xa hoa, không ham tiền tài, khinh ghét vũ lực, không sợ gian khổ hy sinh” [Dẫn theo 76, tr.265], nhận xét trên đây của tác giả thể hiện sự nhận thứckhá sâu sắc,toàn diện vềcon người Việt Nam.

Đa số các nhà nghiên cứu nước ta đều cho rằng, lối sống truyền thống của người Việt Nam được kết tinh từ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc: yêu nước,đoàn kết,thương người, cần kiệm,sángtạo, thủy chung, hamhọc, trung thực,quý trọng người hiền tài, nhẹnhàng, kín đáo, tế nhị, linh hoạt... các giá trị đó đã tạo nên bản sắc dân tộc ta.

Mặc dùvậy, quá trình hội nhập quốc tế, giao lưu văn hóa diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ trong thế giới đương đại, các đặc trưng này có những biến đổi nhất định.Vì thế, đểxây dựng lối sống mới ở Việt Nam hiện nay,chúng ta cần phải có những định hướng cụ thể. Nghị quyết của Bộ chính trị về “Một số định hướng lớn trong côngtác tư tưởng hiện nay” đã xác định: nhữnggiá trị văn hóa truyền thống vững bền của dân tộc Việt Namlà lòng yêu nước nồngnàn,ý

thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý “thương người như thể thương thân”, đức tính cầncù, vượtkhó, sáng tạo trong lao động...đó lànềntảng to lớnđểnhân dân ta xây dựng mộtxãhộiphát triển, tiến bộ, công bằng, nhânái [26, tr.19].

Như vậy, lối sống mớimà Đảngvànhân dân ta hướngđến xây dựng hiện nay là lối sống mang đậm tính dân tộc, hiện đại và nhân văn gắn liền với việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nhằm thực hiệnmục tiêuphát triểntoàn diện con người trêncáclĩnh vực:đức, trí, thể,mỹ.

Thứ hai, xây dựng lối sống mới chính là nhằm thực hiện mục tiêu phát triển con ngườitoàn diện,cónhâncách phongphú.

Việc xây dựng lối sống mới cho con người ở nước ta trong giai đoạn này cần tập trung vào xây dựng nhân cách con người Việt Nam với những phẩm chất nêu trên, những con người vừa có đức vừa có tài, vừa hồng vừa chuyên. Hội nghị trung ương năm khóa VIII đã đề ra nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay với những phẩm chất cơ bản:

Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩaxã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoátkhỏinghèo nàn, lạc hậu,đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranhvì hòa bình, độc lập dân tộc, dânchủ và chủ nghĩa xãhội.

Có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.

Cólối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương, phép nước, quy ước cộng đồng, có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái.

Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật sáng tạo, năng suất cao, vìlợiíchcủabản thân, gia đình tập thể và xã hội.

Thường xuyên học tập nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độthẩmmỹ và thể lực [27, tr.58-59].

Năm phẩm chất trên đây thể hiện đặc trưng lối sống mới của con người Việt Nam trong giai đoạn mới, giai đoạn CNH,HĐH đất nước.

Thứ ba, xây dựng lối sống mới hiện nay là sống và làm việc theo hiến phápvà pháp luật. Pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điềuchỉnh các quan hệ xã hội và bảo vệ trật tự xã hội. Pháp luật muốn đi vào trong cuộc sống phải bao hàm trong nó những giá trị đạo đức, hướng tới một xã hội nhân văn, nhân đạo. Quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã xác định phải xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, thực hiện pháp luật nghiêm minh, từ đó tạo ra một xã hội kỷ cương, xóa bỏ quan niệm lạc hậu của lối sống cũ: “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để vận hành có hiệu quả nền kinh tế” [33, tr.247].

ỞViệt Nam hiện nay, khôngphảichỉ có một lối sống - lối sống mớimà còn tồn tại nhiều lối sống của chế độ cũ: lối sống phong kiến, lối sống tư sản, thực dân mới, của chế độ cũ còn rơi rớt lại. Lối sống mới trải qua quá trình phát sinh, phát triển và hoàn thiện. Quá trình đó gắn liền với cuộc đấu tranh gạtbỏ những tàn dư của lối sống cũ, xây dựng lối sống mới văn minh tiến bộ. Không phải đến xây dựng xong chủ nghĩa xã hội mới xây dựng lối sống mới xã hội chủ nghĩa mà phải xây dựng ngay từ đầu của thời kỳ quá độ. Việc xây dựng ngay từ đầu lối sống mới có ý nghĩa định hướng, mở đường.Vì vậy, lối sống mới như một “hình ảnh” lý tưởng mà chúng taphải xây dựng,phải vươn tới. Yêu cầu việc xây dựng lối sống mới sao cho thống nhất giữa tính nhân loạivà tính dân tộc, giữa truyền thống và hiện đại, vừa mang bản sắc dân tộc đậm đàvừa tiếp thu tinh hoa nhânloại.

Khi nói về đời sống mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở: đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ. Thí dụ: ta phải bỏ hết tính lười biếng, tham lam; Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý; Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm. Thí dụ: ta phải tương thân tương ái, tận trung với nước, tận hiếu với dân hơn; Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm. Thí dụ: ăn ở cho hợp vệ sinh, làm việc cho có ngăn nắp. Làm thế nào cho đời sống của ta, vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn. Đó là mục đích đời sống mới [91, tr.94-96].

2.1.2. Tầm quan trọng, nội dung xây dựng lối sống mới cho sinhviên Việt Nam trong bốicảnhtoàn cầuhóa hiện nay

Một phần của tài liệu Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)