Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong bối cảnh

Một phần của tài liệu Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (Trang 141 - 150)

truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong bối cảnh toàn cầuhóa hiện nay

Giáo dục đạo đức là phương thức quan trọng để phát huy giá trị đạo đức truyền thống, xây dựng lối sống cho sinh viên. Bởi thông qua giáo dục đạo đức, sinh viên nhận thức một cách khoa học các giá trị, chuẩn mực đạo đức từ đó điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp yêu cầu của xã hội. Trong giáo dục đạo đức, yêu cầu cơ bản là coi trọng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống. Đây là cầu nối thế hệ sinh viên với quá khứ, để tiếp thêm sức mạnh cho họ trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị quý báu của ông cha ta, đồng thời cũng tạo ra “cơ chế phòng ngừa, khả năng miễn dịch” với những phản giá trị từ bên ngoài.

Tuy nhiên trong điều kiện mới, chúng ta phải đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống để xây dựng lối sống cho sinh viên nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao. Phải lựa chọn nội dung

những giá trị đạo đức truyền thống cho phù hợp trong thời đại ngày nay và phù hợp đặc điểm tâm lý của sinh viên. Cần có những biện pháp nhằm phát huy và kích thích tính tự giác, chủ động của đối tượng này. Vì thế, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 Đảng ta nhận thấy cần phải: đổi mới chương trình, nội dung phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại... đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống.

Đối với sinh viên, xây dựng lối sống mới cho họ trong nhà trường phải hướng tới phát triển con người một cách toàn diện, thiết lập được quan hệ tốt đẹp và tiến bộ giữa con người với con người, hướng con người tới cái đúng, cái thiện, cái đẹp; củng cố niềm tin của sinh viên vào đường lối lãnh đạo của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; vào hiện thực của công cuộc đổi mới đang ngày càng tốt đẹp của đất nước.

Xây dựng lối sống mới cho sinh viên trước hết phải làm cho họ có được tình cảm yêu nước nồng nàn. Yêu nước trong điều kiện toàn cầuhóa hiện nay là yêu nền hoà bình độc lập của dân tộc, yêu chủ nghĩa xã hội, làm cho dân giàu, nước mạnh. Yêu nước là trung với Đảng, hiếu với dân, hiếu với gia đình, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tình yêu nước phải biến thành hành động, trở thành nội lực quan trọng tạo nên tinh thần dân tộc, ý chí tự lập, tự cường, say mê, sáng tạo, trung thực trong lao động, học tập để đạt hiệu quả cao. Tình yêu nước phải biến thành hành động trong việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và cộng đồng theo hướng đẩy xã hội phát triển theo hướng công bằng, nhân ái.

Xây dựng lối sống mới cho sinh viên là làm cho họ thấm nhuần các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp: lòng nhân ái, vị tha, trung hiếu, cần kiệm, liêm chính… và các giá trị đạo đức mới, lối sống xãhội chủ nghĩa: chủ động, sáng tạo, tự lập, tự chủ, tính năng động, tinh thần vượt khó, chống các phản giá trị đạo đức dotoàn cầuhóa manglại.

Ở đây,chúng ta phải kết hợp ba quá trình: giáo dục, tự giáo dục và giáo dục lại. Ba quá trình này có quá trình gắn bó với nhau. Giáo dục đạo đức là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội, ba môi trường này có vai trò khác nhau, do vậy phải có biện pháp giáo dục khác nhau sao cho có hiệu quả và phối hợp chặt chẽ cả ba môi trường. Quá trình giáo dục chỉ đạt kết quả cao nhất khi nó trở thành quá trình tự giáo dục, tự đào tạo, tự rèn luyện về trí tuệ, thể lực của mỗi con người, vì vậy phải làm thế nào để quá trình giáo dục đạo đức trở thành quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện của mỗi cá nhân, phát huy tính tích cực cá nhân trong việc tự hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp của sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Đổi mới nội dung, phương hướng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên hiện nay cầnchú ýmấy điểm sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy các bộ môn lý luận chính trị (các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh).

Công cuộc đổi mới và sự hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước đang mở ra những điều kiện và yêu cầu phát triển mới, đồng thời tác động đến nhận thức của mỗi cá nhân đối với những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của quốc gia và quốc tế, tác động đến mục đích và lý tưởng sống của sinh viên. Vì vậy cần đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng nhằm định hướng niềm tin và lý tưởng cho sinh viên, chống lại âm mưu phá hoại của các thế lực phản động.

Việc giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ xây dựng thế giới quan và phương pháp luận khoa học. Đây là yếu tố then chốt trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên, trong việc hướng họ tới cái đúng, cái thiện, cái đẹp, từ đó sinh viên nhận thức đúng về mục đích sống, lý tưởng sống, nhận thức được những giá trị đạo đức nào là những giá trị đích thực, biết đấu tranh với những cái phản giá trị, sống có lý tưởng và đạo đức cách mạng.

Về nội dung cầnchú ý là, với thời lượng rút ngắn hiện nay, cần biên soạn hợp lý, tránh “dồn”, “nén” chương trình như đang thực hiện, đó là nội dung dường như vẫn giữ nguyên, chỉ cắt giảm thời gian mang tính cơ học dẫn đến việc dạy và học mang tính nửa vời, không sâu. Cần bổ sung hoàn thiện các kiến thức lý luận, cập nhật thông tin phù hợp với tình hình phát triển mới của đất nước và tình hình quốc tế. Giảng viên phải có kiến thức sâu, rộng ở nhiều lĩnh vực, phải gắn lý luận với giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Ngoài giáo trình quốc gia, cần có nhiều tài liệu tham khảo có liên quan để sinh viên có thể mở rộng, đào sâu tri thức.

Thứ hai, về phương pháp, cần thực hiện tốt nguyên lý giáo dục “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”. Chống lối dạy tầm chương trích cú mang tính sách vở, xa rời cuộc sống. Cần thay đổi lối dạy “thầy đọc - trò chép”, “thầy giảng giải - trò ghi nhớ” khá phổ biến hiện nay sang lối dạy sinh động “thầy tổ chức - trò hoạt động”, “thầy chủ đạo - trò chủ động”, nhằm tạo quan hệ thầy - trò tương tác, lấy học trò làm trung tâm, do học trò, vì học trò. Quá trình dạy học phải trở thành quá trình dạy - tự học sao cho đạt được sự “cộng hưởng” giữa thầy (ngoại lực) và trò (nội lực) thông qua các phương pháp cụ thể như thuyết trình kết hợp với vấn đáp, trực quan, nêu vấn đề, yêu cầu và tổ chức kiểm tra sinh viên đọc sách, xử lý tình huống, tổ chức thảo luận, luyện tập - thực hành… Cần trang bị các phương tiện giảng dạy hiện đại hỗ trợ việc dạy và học làm cho giờ học thêm sinh động, phong phú, nội dung sâu sắc.

Ngoài ra, có thể tổ chức các diễn đàn, các Hội thi dưới hình thức sân khấu hoá để giúp sinh viên tiếp cận các bộ môn này một cách dễ dàng hơn. Cách thức kiểm tra, thi đối với các bộ môn lý luận chính trị cũng cần phải được đổi mới. Thay vì cách thi tự luận, đề đóng, có thể ra đề thi mở, trên cơ sở những nguyên lý cơ bản, yêu cầu sinh viên liên hệ thực tiễn, làm bài tập trắc nghiệm… Như vậy sẽ tránh được tình trạng học vẹt, học tủ, quay cóp khá phổ biến đang diễn ra trong mỗi kỳ thi.

Cần đa dạng hoá và sử dụng linh hoạt các hình thức giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên như giáo dục thông qua môn đạo đức học và các bộ môn khoa học gần gũi như pháp luật và thực hiện nghiêm minh pháp luật trong trường cũng như trong xã hội; giáo dục thông qua thực hành chính trị - xã hội (hay hoạt động thực tiễn); giáo dục giá trị đạo đức truyền thống thông qua môi trường đạo đức (môi trường kinh tế - chính trị - xã hội trong sạch, lành mạnh, giáo dục bằng việc nêu gương…).

Cần lồng ghép các nội dung giáo dục đạo đức và giá trị đạo đức truyền thống trong các môn học Mác - Lênin, các môn học khác và trong các hoạt động của nhà trường như các hoạt động văn nghệ, các phong trào hoạt động của sinh viên, các cuộc thi, hoạt động dã ngoại, tăng cường đưa sinh viên đi tham quan di tích lịch sử... Tại các nhà trường, sinh viên không chỉ thực hiện thuần túy các nhiệm vụ học tập mà họ còn tham gia các hoạt động tập thể, do vậy nhà trường phải lồng ghép nội dung đạo đức qua các phong trào này sẽ thu được kết quả cao trong việc giáo dục đạo đức nhằm củng cố nhận thức, hình thành niềm tin, rèn luyện kỹ năng... để xây dựng lối sống cho họ.

Thứ ba, phát huy có hiệu quả vai trò các phương tiện thông tin đại chúng: phát thanh, truyền hình, internet, báo chí trong việc giáo dục, bồi dưỡng giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên nhằm xây dựng lối sống mới. Công tác này được bắt đầu bằng việc nâng cao đạo đức, trách nhiệm và năng lực của đội ngũ những người làm công tác chuyên môn trên.

Thứ tư, việc khơi dậy phong trào toàn dân chăm lo giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, đấu tranh chống lại các hành vi phản đạo đức trong xã hội là việc làm quan trọng trong việc xây dựng lối sốngcho sinh viên Việt Nam hiện nay. Xã hội cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, xây dựng quan hệ đúng mực, xây dựng những điển hình tiên tiến trong việc thực hiện nghĩa vụ đạo đức trong các mối quan hệ từ trong gia đình đến ngoài xã hội, phê phán những việc làm sai trái... từng bước hình thành, phát triển con người mới xã hội chủ nghĩa có tâm hồn trong sáng, có ý thức và

thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Dư luận xã hội là sự thể hiện thái độ của quần chúng đối với các vấn đề xã hội đang được quan tâm.Nó có sức mạnh to lớn trong việc phát huy sức mạnh của các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, thông qua đó điều chỉnh hành vi cá nhân và cộng đồng xã hội theo giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội đã được thừa nhận.

Thứ năm, cần đưa môn Đạo đức học vào khung chương trìnhđào tạo. Để môn học này thực sự phát huy hiệu quả, phải có đội ngũ giáo viên vừa có phẩm chất đạo đức tốt, vừa có năng lực chuyên môn sâu và trình độ sư phạm cao, đảm nhiệm giảng dạy môn đạo đức học. Về giáo trình của bộ môn này cũng cần phải được sử đổi, bổ sung cho kịp với sự vận động của thực tiễn. Các khái niệm, phạm trù cần phải được trình bày chính xác, rõ ràng, dễ hiểu.

Thứ sáu, đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nêu gương là phương pháp được coi trọng trong giáo dục đạo đức từ xa xưa. Trước đây, để giáo dục con người, Nho giáo đề caotính gương mẫucủa người quân tử(tu thân).Các tôngiáocũng thường lấy những cuộc đờivàsựnghiệpcủa các bậc chân tu làm gương cho môn đồ của mình noi theo. Phương pháp này được Hồ ChíMinh tiếp thu vànâng lênthành một nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng đạo đức mới. Người đãtừngnói: “Một tấm gương sống có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [94, tr.263]. Tư tưởng này của Người đặc biệt có giá trị trong việc kế thừa và phát huy vai trò các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay.

Đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là vô cùng vĩ đại, từ những lời nói và đặc biệt là tấm gương sáng ngời về việc thực hành đạo đức và theo Người: trước hết phải giáo dục bằng chính tấm gương sống của mình, sau đó mới giáo dục bằng lời nói. Người thường xuyên nhắc nhở và yêu cầu mỗi cán bộ đảng viên “Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính” [91, tr.644]. Người không đề cao những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức cách mạng mà bằng chính cuộc đời hoạt động cách mạng oanh liệt, đầy gian khổ, hy sinh của mình. Người là hiện thân của những phẩm chất đó để chúng

ta học tập, noi theo. Theo Hồ Chí Minh, trong xã hội ta, ai cũng là chủ thể và cũng là đối tượng của giáodục đạo đức, giáodục đạo đức, lối sống là nhiệm vụ của tất cả mọi người. Vì vậy, mọi cá nhân đều luôn phải nêu cao tấm gương về đạo đức, lối sống. Cả cuộc đời Người luôn khiêm tốn, giản dị, thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, không những thế Người luôn vận động mọi người làm theo. Những phẩm chất đạo đức cao quý ấy của Người thể hiện nhất quán trong suốt cuộc đời, tất cả đều hướng đến sự tiến bộ đạo đức vì một xã hội tiến bộ và nhân văn.

Học tập tấm gương của Bác qua nhiều hình thức phong phú, sinh động như: qua sách báo, ở trường lớp, thực tiễn công việc, trường đời, sinh hoạt của các tổ chức thanh niên; nêu gương điển hình tiên tiến; phe phán việc làm xấu; học tập qua các hình thức sinh hoạt tập thể: tham gia du lịch về nguồn, các di tích lịch sử, các phong trào tình nguyện của sinh viên...

Cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” được Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phát động đã được thực hiện, sáng tạo, hiệu quả trở thành nội dung xuyên suốt trong công tác giáo dục của Đoàn, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của thanh niên - sinh viên. Công tác giáo dục đạo đức, lối sống của các cấp tổ chức Đoàn được chú trọng như: đề cao lòng nhân ái; đạo lý uống nước nhớ nguồn; lối sống văn hóa tình nghĩa; trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội; đấu tranh bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan; các văn hóa phẩm độc hại, tiêu cực và các tệ nạn xã hội; lối sống buông thả, lệch lạc về hành vi, hành xử hung bạo; thờ ơ, vô cảm; thiếu trách nhiệm... qua đây góp phần định hướng giá trị chân - thiện - mỹ trong sinh viên. Các phong trào “Năm xung kích phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, “Bốn đồng hành với thanh niên lập nghiệp”... được Trung ương Đoàn phát động đạt kết quả tốt, góp phần giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh cho sinh viên.

Thứ bảy, mỗi thầy giáo, cô giáo phải là một tấm gương mẫu mực về đạo đức mới,đạo đức nhà giáo, lối sống mới để sinh viên noi theo

Cha ông ta xưa rất coi trọng “thân giáo”, tức lấy sự gương mẫu của bản thân người thầy mà giáo dục học trò.Đó là phương pháp có hiệu quả. Hồ Chí Minh là một nhà đạo đức, một tấm gương đạo đức tuyệt vời, một lối sống dản dị, suốt đời Người không ngừng tự hoàn thiện mình theo chuẩn mực chân - thiện- mỹ; luôn mẫu mực làm gương từ việc lớn đến việc nhỏ, nhất quán giữa

Một phần của tài liệu Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (Trang 141 - 150)