truyền thống doảnh hưởng,tác động củatoàn cầuhóa hiện naycủa một bộphận khôngnhỏsinh viên
Phát huy các giá trị đạo đức truyền thống đểxây dựng lối sống mới cho sinh viên được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp “trồng người” của chúng ta hiện nay. Trong đó, sinh viên vừa là đối tượng nhưng đồng thời cũng là chủ thể của quá trình này. Vì thế, để nâng cao hiệu quả, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên đòi hỏi họ phải có ý thức tự giác cao độ trong việc học tập, tiếp thucácgiá trị đạo đức truyền thống,rèn luyện, tu dưỡng lối sống mới.
Cùng với thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong quá trìnhđổi mới, đất nước ta chủ động hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Trong điều kiện toàn cầu hoá, sự xâm nhập của các giá
trị, lối sống ngoại lai, các chuẩn mực đạo đức bên ngoài góp phần làm phức tạp thêm lối sống hiện nay.
Toàn cầu hoá theo hướng phát triển kinh tế thị trường tác động có tính hai mặt đối với quá trình giáo dục đạo đức nói chung, trong đó có xây dựng lối sống mới. Kinh tế thị trường, quá trình toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế có thể cung cấp một cách tích cực những khả năng mới cho sự phát triển đời sống tinh thần, đạo đức, lối sống của con người. Sự phát triển kinh tế sẽ nâng cao mức sống, chất lượng sống, từ đó giải phóng con người khỏi chủ nghĩa khổ hạnh, khuyến khích tính năng động, sáng tạo, khả năng phát triển của cá nhân. Đời sống vật chất của con người ngày một nâng cao, theo đó cũng xuất hiện những điều kiện cho “phú quý sinh lễ nghĩa”, đồng thời từ đây có thể xuất hiện lối sống hưởng thụ, tham lam, làm giàu bằng mọi thủ đoạn kể cả phạm pháp…dẫn đến vô đạo đức, phi nhân tính.
Toàn cầu hoá là một quá trình tất yếu, khách quan. Toàn cầu hoá, trước hết là toàn cầu hoá kinh tế với sự hình thành tế thị trường hàng hoá thống nhất trên toàn cầu, mở ra cơ hội cho các nước có trình độ phát triển kinh tế khác nhau hội nhập khu vực và quốc tế. Toàn cầu hoá kinh tế diễn ra khi mà thang giá trị và chuẩn giá trị ở các nước còn nhiều khác biệt đang đặt ra những vấn đề cấp bách cho mọi quốc gia, dân tộc trong việc định hướng giá trị nói chung, định hướng các giá trị đạo đức nói riêng. Nền kinh tế thị trường với những nguyên tắc vận hành và phát triển của nó đang ảnh hưởng sâu sắc theo cả hướng tích cực và tiêu cực tới mọi mặt đời sống xã hội, tới hệ thống các giá trị, các quy phạm đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống và nhân cách con người ở các quốc gia, dân tộc. Phát triển kinh tế thị trường không chỉ làm nảy sinh quá trình xâm nhập, bổ sung lẫn nhau giữa các hệ thống giá trị, các chuẩn mực đạo đức, các quy tắc ứng xử truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, mà còn làm xuất hiện cả sự tác động, xung đột, bổ sung lẫn nhau giữa các giá trị đó. Bên cạnh những văn minh tinh thần tiên tiến, những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của nhân loại mà mỗi quốc gia có thể bổ sung, kế thừa và
phát triển, nâng cao giá trị văn minh của đất nước cùng với việc phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc, mỗi quốc gia phải đối mặt với mặt trái của quá trình toàn cầu hoá, quá trình hội nhập là những trào lưu văn hoá lai căng, lối sống thực dụng, văn hoá phẩm đồi truỵ… Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục của các quốc gia, dân tộc.
Những mặt tích cực và tiêu cực của cơ chế thị trường, theo mức độ khác nhau đã tácđộng đến nhận thức,hành vi đạo đức, lối sống của sinh viên.
Sinh viên ngày nay là những người sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đổi mới, là đối tượng nhạy cảm trước những biến đổi nhanh chóng của đất nước. Với ưu thế của tuổi trẻ, có tri thức, sinh viên dễ tiếp thu cái mới, nhạy cảm với các vấn đề chính trị - xã hội, có trình độ và năng lực sáng tạo, nhanh thích nghi với sự thay đổi của xã hội. Sinh viên hôm nay tự ý thức về trách nhiệm cá nhân, ít chịu ảnh hưởng bởi dư luận như trước, đã phát huy sức sáng tạo, chủ động và nhanh chóng tiếp cận với những cái mới trong khoa học, kỹ thuật và công nghệ, chịu khó học hỏi kiến thức phục vụ cho nghề nghiệp và công việc.
Những quan niệm về tốt, xấu, công bằng, bìnhđẳng… cũng đang có sự dịch chuyển nhất định, giải phóng về mặt tư tưởng khỏi những quan điểm đạo đức lỗi thời, hướng sinh viên đến sự chuẩn bị cho những hành động có tính hiệu quả sau này khi gia nhập vào thị trường nhân lực. Những quy tắc ứng xử của sinh viên vì thế cũng biến đổi theo hướng thiết thực, hiệu quả, phù hợp. Những rào cản đạo đức nào không còn phù hợp trong việc điều chỉnh hành vi sẽ bị vượt qua. Tuy vậy, một bộ phận sinh viên đã đẩy lên quá cao những tác động mới này đến mức lệch chuẩn, nghiêng sang khía cạnh tiêu cực, biểu hiện ở sự thực dụng trong quan niệm đạo đức và lối sốngở một bộ phận sinh viên.
Do ảnh hưởng của toàn cầu hoá, làn sóng công nghệ thông tin và trình độ dân trí ngày càng được nâng lên, cùng với vai trò tự chủ kinh tế của các chủ thể dẫn đến việc khẳng định và đề cao trách nhiệm cá nhân, làm cho ý thức cá nhân tăng lên. Sinh viên ý thức cao về bản thân, muốn thể hiện. Tuy
nhiên, trong hành vi lại quá đề cao cái cá nhân, nhiều khi lấn át cái cộng đồng, coi lợi ích cá nhân quan trọng hơn tất cả. Cùng với sự du nhập lối sống và sản phẩm công nghệ hiện đại từ các nước phát triển, không ít sinh viên xa rời các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, hình thành tư tưởng hưởng thụ, ăn chơi, đua đòi, sa vào tệ nạn xã hội… Sự dối lừa được coi là chuyện bình thường. Nhiều sinh viên cho rằng việc sao chép tài liệu, ăn cắp ý tưởng trong quá trình làm bài thi, nhờ người đi học hộ, đi thi hộ, viết tiểu luận và khoá luận hộ không phải là một hành vi phi đạo đức. Hiện tượng mua bằng, bán điểm diễn ra khá phổ biến, trong khi đó nhiều sinh viên bộc lộ thái độ coi đó là chuyện bình thường, không liên quan đến đạo đức. Sự lạnh lùng trong các mối quan hệ tình cảm, vốn rất được đề cao trong đạo đức của người phương Tây, đang ngày càng lan rộng trong sinh viên. Nhiều sinh có thái độ đòi hỏi hơn là sự hy sinh, ước muốn hưởng thụ nhiều hơn đóng góp, ít chú ý đếnhọc tập các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.