Kết hợp việc giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc với tinh hoa đạo đức nhân loại trong xây dựng lối sống mới cho

Một phần của tài liệu Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (Trang 153 - 156)

dân tộc với tinh hoa đạo đức nhân loại trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong bốicảnh toàn cầuhóa hiện nay

Một trong những phương hướng cơ bản của công tác giáo dục đạo đức, xây dựng lối sống cho sinh viên hiện nay là: cùng với việc giáo dục đạo đức mới, lối sống mới chúng ta phải biết kết hợp giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc với những giá trị đạo đức phổ quát của nhân loại và của thời đại, để xây dựng trong mỗi sinh viên có được những phẩm chất đạo đức trong sáng, những nhân cách, lối sống cao đẹp, thống nhất với dòng giá trị nhân văn, nhân bản, nhân ái cao cả của loài người đã phát triển từ xưa đến nay và cho cả mai sau.

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên là phải làm cho họ biết giữ gìn và tô thắm những giá trị đó của dân tộc, cái đã làm nên vẻ đẹp Việt Nam, bản sắc dân tộc Việt Nam, nhân cách, lối sống con người Việt Nam. Chúng ta biết rằng, những giá trị đạo đức truyền thống nếu không được củng cố trong sự đổi mới, không được phát triển và nâng lên ở một tầm cao mới để đáp ứng những đòi hỏi của lịch sử, sẽ gây cản trở, ách tắc, tạo nên sự xung đột giữa sức nặng, uy lực của truyền thống với yêu cầu đổi mới, vươn lên của cuộc sống hiện tại. Giữa khuôn thức, mẫu mực mà quá khứ trao lại với khả năng sáng tạo, thích nghi, hướng tới tương lai.

Với chủ trương phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, toàn cầu hóa… đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội Việt Nam. Trong bối

cảnh toàn cầu hóa, chúng ta muốn nhanh chóng vươn lên cái mới, cái hiện đại nhưng cũng dễ tự đánh mất mình, tự hủy hoại nền tảng bên trong của sự phát triển bền vững và lâu dài, đó là văn hóa Việt Nam, đạo đức truyềnthống Việt Nam. Hội nhập mà không hòa tan, mở cửa mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa, văn minh nhân loại để làm giàu kho tàng văn hóa Việt Nam (trong đó có đạo đức Việt Nam), đó là một đòi hỏi, thách thức lớn đối với dân tộc ta nói chung, sinh viên Việt Nam nói riêng. Đây là một yêu cầu vừa cấp bách, vừa lâu dài, mangtính quy luật, là một trong những phương hướng tốt nhất để phát huy những giá trị đạo đức truyền thống theo tinh thần cách mạng và khoa học vốn có của đạo đức học mácxit. Nhằm góp phần xây dựng con người Việt Nam về trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống có nhân cách tốt đẹp, góp phần khắc phục tình trạng sa sút nghiêm trọng về mặt quan hệ đạo đức đang diễn ra trong sinh viên hiện nay.

Giáo dục giá trị đạo đức cho các thế hệ sinh viên hôm nay và cả mai sau là phải lấy tấm gương tiêu biểu, trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm mục tiêu, lý tưởng để phấn đấu. Đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh của các giá trị tinh thần của nhân dân ta suốt mấy nghìn năm lịch sử với chủ nghĩa Mác - Lênin – đỉnh cao nhất của tư tưởng nhân loại trong thời đại mới. Bởi đạo đức Hồ Chí Minh trong đó chứa đựng tính đậm đà dân tộc, nhân văn vừa mang những yếu tố mới của thời đại, vừa thể hiện tư tưởng đạo đức truyền thống được nâng lên và phát triển trong bối cảnh lịch sử mới. Đó còn là điểm tựa tinh thần của dân tộc ta và là động lực to lớn giúp chúng ta vượt qua nhiều thử thách, tiến lên giành những thắng lợi ngày càng to lớn hơn.

Chúng ta kết hợp giữa những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với những tinh hoa đạo đức nhân loại là vì:

Một là, phần lớn sinh viên là lớp người mới lớn lên, tuy đã được học lịch sử, truyền thống văn hóa, văn minh của dân tộc và của nhân loại, nhưng nhìn chung sự hiểu biết của họ về những vấn đề này chưa nhiều, chưa sâu sắc. Phần lớn sinh viên chưa được thử thách trong thực tiễn, chưa được trải

nghiệm nhiều trong cuộc sống. Vì thế, khi gặp khó khăn hay đứng trước những biến động của lịch sử - xã hội dễ làm họ trở nên hoang mang, dao động, mất phương hướng. Do đó, việc giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống trên cơ sở phân tích một cách khoa học, kết hợp với những tinh hoa đạo đức nhân loại có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp họ củng cố niềm tin trước những khó khăn, thử thách hay những biến động lịch sử.

Hai là, giáo dục những giá trị đạo đức dân tộc cho sinh viên giúp họ nhận ra được chân giá trị đích thực và sức sống bền vững của những giá trị đạo đức tốt đẹp đã tồn tại qua những biến cố, thăng trầm của lịch sử. Khơi dậy ở họ tình cảm và niềm tự hào dân tộc, qua sự tiếp nhận đó mà nâng những giá trị ấy lênở một tầm cao mới, đáp ứng những yêu cầu của lịch sử đặt ra.

Đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc chủ trương mở cửa, hội nhập, giao lưu với nhiều nền văn hóa trên thế giới, bên cạnh mặt tích cực, mặt trái của toàn cầu hóa cũng như phản giá trị đạo đức của văn hóa, lối sống phương Tây, cùng với những âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, chống lại CNXH, chống lại sự nghiệp đổi mới của chúng ta – nhất là trên lĩnh vực văn hóa, đạo đức, lối sống - thì việc giáo dục những giá trị đạo đức tốt đẹp của Việt Nam cho sinh viên càng trở nên cấp bách và hết sức cần thiết.

Ba là, việc kết hợp giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với tinh hoa đạo đức của nhân loại như: lý tưởng nhân đạo; yêu tự do, yêu hòa bình; bình đẳng và công lý; tình yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái… sẽ giúp sinh viên thấy được sự thống nhất giữa giá trị đạo đức chân chính của dân tộc với những tinh hoa đạo đức nhân loại. Qua đó cũng giúp sinh viên bổ xung, làm phong phú thêm những giá trị đạo đức của chính mình, một lối sống mới, tạo cho mình khả năng không ngừng hoàn thiện và tự vươn lên trong cuộc sống của mỗi người.

Bốn là, trong sự phát triển của tư tưởng nói chung, sự phát triển của các giá trị đạo đức truyền thống nói riêng, bao giờ cũng có sự kế thừa. Theo quy luật, trong quá trình phát triển thì kế thừa được xem như khâu trung gian, cầu

nối giữa cái cũ với cái mới, trong kế thừa đã có sự lọc bỏ những hạn chế, tiêu cực và giữ lại những yếu tố của cái cũ có khả năng tạo điều kiện, làm tiền đề cho sự nảy sinh và phát triển của cái mới. Với ý nghĩa đó, kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, cần phải lọc bỏ, vừa giữ lại những gì để góp phần hình thành nên những giá trị đạo đức mới, phù hợp, thích ứng với yêu cầu của sự phát triển xã hội.

4.2.5. Nâng cao tính tự giác, rèn luyện, học tập các giá trị đạo đứctruyền thống đối với việc xây dựng lối sống mới của sinh viên trong bối

Một phần của tài liệu Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (Trang 153 - 156)