Nội dung cơ bản của việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên hiện nay

Một phần của tài liệu Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (Trang 44 - 48)

phải cứu chữa, mà còn vì định hướng phát triển lâu dài trong tương lai với tầm nhìnvà hành động chiến lược đối với sinh viên.Phát triển kinh tế vàhiện đạihóa xãhội rất cầnđến sức mạnh kinh tế, nhưng xét đếncùng kinh tế không phải là cứucánh, khôngcó mục đích tự thân. Không xây dựng được nềntảng tinh thần, lối sống,đời sống tinh thầnlànhmạnhthì xãhội không thể phát triển bền vững, cuộc sống của từng cá nhân và cả cộng đồng không thể bình yên, sinh viên không thể lập thân lập nghiệp mộtcách lành mạnhvà tìm thấy triểnvọng trong cuộc sống. Càng hướng tới văn minh và hiện đại, xã hội càng phải chú trọng những đảmbảo đạo đứcvà văn hóa lao động lối sống trongphát triển.

2.1.2.3. Nội dung cơ bản của việc xây dựng lối sống mới cho sinh viênhiện nay hiện nay

Xây dựng lối sống mới cho sinh viên là phát triển con người toàn diện cảvề vật chất lẫn tinh thần,đápứng được sựnghiệp công nghiệphóa, hiệnđại hóa đất nước. Lối sống mới phải là lối sống văn minh, tiến bộ, tích cực, chủ động và lành mạnh, là lối sống có đạo đức, có lý tưởng cao đẹp, cósự kết hợp hàihòa giữa truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhânloại.

Xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay, trước hết chúng ta phải xác định rõ ràng tiêu chí mà sinh viên cần hướng tới thực hiện hàngngày trong cuộc sống:

Một là, xây dựng lối sống mới cho sinh viên trước hết là có tình yêu quê hương đất nước, yêu CNXH, ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèonànlạc hậu,thái độsay mê, trung thực trong học tập,lao động.

Yêu nướclà giá trị hàng đầucủa dân tộc Việt Nam. Nếu trong thờikỳ đất nước cóchiến tranh, yêu nước làsự hy sinh quên mình vìtổquốc,thì yêu nước trong điều kiện hiện nay là nhằm thực hiện mục tiêu: dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng,văn minh, sớm thoátkhỏinghèonàn,lạc hậu,đưa Việt Nam lên ngang tầm với khu vực và trên thế giới. Khi nói về đời sống mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “một là sốt sắng yêu Tổ quốc. Việc gì lợi cho nước, phải ra sức làm. Việc gì hại đến nước, phải hết sức tránh; hailà sẵn lòng công ích. Bất kỳ việc to việc nhỏ, có ích chung thì phải hăng hái làm” [91, tr.98].

Các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc luônlà động lực tinh thần to lớn giúp chúng ta chiến thắng kẻ thù, có định hướng trong mọi hoạt động. Vì vậy, chúng ta cần nâng niu, giữ gìngiá trị cao quý ấy. Sinh viên hôm nay cầnphát huy truyền thống đó, quyết tâm vươn lên, đạt tới mục tiêu xây dựng thành công CNXH. Điều này đòi hỏi sinh viên phải có thái độ học tập lao động nghiêmtúc,có kỷ luật,có kỹ thuật,có năng suất cao, cótinh thần tương trợ hợptác lẫn nhau, biết tranh thủ, thu xếp thời gian để học tập. Học để làm người, học để làm việc, học để chung sống và học để sáng tạo. Học để làm việc là yêu cầu đối với sinh viên phải tự giác, trung thực nghiên cứu, nắm được chuyên môn, nghiệpvụ, kiến thức khoahọc để tạo ra năng suất lao động xã hội cao xây dựng và phát triển đất nước. Học tập cầncù phải gắn liền với sự sángtạo, dựa trên tri thức khoahọc,các quy luật tự nhiên - xãhội để có sự vận dụng vào trong mọi hoạt động của đời sống con người. Cần cù và sáng tạo cóquan hệ chặt chẽ với nhau, có cần cù mới có sáng tạo, ngược lại muốn tìm và phát hiện ra cái mới phải trên cơ sở có sự kế thừa những tri thức khoa học của các thế hệ đi trước để tiếp bước trong tương lai. Xã hội không thể phát triển nếu khôngcó sángtạocủa con người.

Hai là, xây dựng lối sống vì cộng đồng, tinh thần trách nhiệm, lương tâm trongsáng,lòng nhânái bao dung cho sinh viên. Xây dựng lối sốngcó lý tưởng, ước mơ, hoài bão lớn lao vì ngày mai lập thân lập nghiệp, có nghị lực vàtựtin trong cuộc sống, niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Lối sống vì cộng đồng, tinh thần trách nhiệm của sinh viên chính là trách nhiệm với bản thân, với gia đình, những người xung quanh và với xã hội.Xã hội luôn đánhgiácao vai trò của sinh viên đối với sự phát triểncủa xã hội. Thông qua hình thức thu hút sinh viên tham gia mà các phong trào chính trị, xãhội - thực tiễnđể giáodụcýthức cộng đồng,lương tâm trong sáng cho sinh viên, chẳng hạn như: hiến máu nhân đạo, chiến dịch mùa hè xanh, thanh niêntình nguyện, tuyên truyền chohoạt động giờ trái đất...

Lòng nhân ái, bao dung thể hiện ở tình yêu thương và quý trọng con người, sẵn sàng giúp đỡ người khác không cần toan tính vụ lợi, nó còn biểu hiệnở tính nhân đạo, lòng vị tha và lòng nhân văn sâu sắc. Lịch sử đã chứng minh truyền thống tốt đẹp này của dân tộc ta, nó đang trở thành định hướng cho đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. Như vậy,quá trình xây dựng lối sống cho sinh viên là làm cho họ không ngừng nâng cao nhận thức, tự giác sống tốt đẹp hơn, biết lấy lợiích tập thể, xãhộilàm định hướng chohoạt độngcủamình.

TheoMác,lịch sử chẳng qualà hoạt độngcủa con người theomục đích củamìnhvà hoạt độngcủa con ngườilà hoạt độngcó ýthức.Chínhmục đích đã định hướng cho con người hoạt động theo yêu cầu bảo đảm lợi ích của họ. Lý tưởng là sự hướng tới và theo đuổi những ước mơ có khả năng biến thành hiện thực, được hìnhthành từ hoạt động thực tiễn.Lý tưởng sống của sinh viên Việt Nam hôm naychínhlà tìnhcảm, niềm tin,hành động thiết thực vìcuộc sốnghòa bình,hạnhphúc của nhân dân. Trong cuộckháng chiếnbảo vệ tổquốc,lýtưởng cáchmạngcủa sinh viên Việt Nam thể hiệnởtinh thần yêu nướcvà ý chí quyết tâm chiến thắng kẻ thù, ngày nay lý tưởng của họ là thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước, niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, là lý tưởng về cuộc sống “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh”. Với sinh viên, việc xây dựng lối sốngcó lý tưởng, ước mơ, hoàibãolàtất yếu.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:“Sinh viên cầnphải cótinh thần gandạ,sángtạo, cần phảicó chí khí hăng háivàtinh thần tiến lên, vượtkhó khăn gian khổ đểtiếnmãi không ngừng. Cầnphải trungthành, thậtthà,chính trực” [90, tr.167].

Ba là, xây dựng lối sống văn minh, có văn hóa trong ứng xử, nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật tôn trọng kỷ cương phép nước, có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, dám đứng lênbảo vệ cái đúng,cái thiện.

Đây là những yêu cầu cơ bản trong quá trình xây dựng lối sống mới cho sinh viên. Lịch sử nhân loại suy cho cùng là lịch sử từng bước giảiphóng con người, hướng con người thoátkhỏi thần quyềnvà bạo quyềnđểxây dựng xã hội văn minh, hướng con người đến sự phát triển tự do, toàn diện. Ngày nay, chúng ta xây dựng CNXH là từng bước thực hiện mục tiêu trên. Vì vậy, xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa người với người là yêu cầu khách quan, trong đó trước hết là xây dựng lối ứng xử có văn hóa giữa người với người. Trong xã hội ta hiện nay, một bộ phận không nhỏ sinh viên còn sống đua đòi, ứng xử thiếu văn hóa. Mặt khác, các chuẩn mực, giá trị đạo đức xã hội đang rất cần được giữ gìn và bảo vệ, sinh viên cần hướng tới lối sống văn minh, thanh lịch. Sinh viên Việt Nam hôm nay phải nỗ lực học tậpđể hiểu được đạo lý ở đời, biết ứng xử có văn hóa trong mọi quan hệ xã hội như biết kính trên nhường dưới, biết sống vì người khác, quan tâm đến những người xung quanh, đến cộng đồng, biết chia sẻ, kính trọng thầy cô, yêu thương gia đình, sống thân thiện, thấy đượcnghĩavụ lớn lao đối vớixã hội,cóquan niệm đúng đắn về tình yêu để giải quyết tốt quan hệgiữa tình yêuvàsự nghiệp.

Xây dựng lối sống mới cho sinh viên đòi hỏi phải nghiêm chỉnh thực hiệnpháp luật và có ýthức bảo vệ môi trường,mạnhdạn đấu tranh với những hành vi gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, trong xã hội ta hiện nay, đã có không ít thanh niên trong đó có sinh viên do định hướng không đúng,khủng hoảng niềm tin, sống sa đọa, vi phạm pháp luật vì những tội danh như vận chuyển matúy, nghiện ngập, trộm cướp... tấtcả đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự xuống cấp đạo đức của không ít thanh niên sinh viên trong xã hội cũng như việc xem thường pháp luậtcủa họ. Sinh viên phải có thái độ rõ ràng trước những hành vi của con người trong xã hội, chẳng hạn như yêu những việc làm tốt, việc thiện; lên án cái xấu, cái ác cũng như kiên quyết đấu tranh

chống lại những bất công trong xã hội, chấp hành pháp luật và bảo vệ môi trường sinh thái.

Bốn là, xây dựng thái độ đúng mực trong tình bạn, tình yêu cho sinh viên,thói quen, ứng xử văn hóa đạo đức trong lối sống của họ.

Đối với thanh niên, tình bạn, tình yêu trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt và là vấn đề khá nhạy cảm, tế nhị. Điều quan trọng là làm thế nào để họnhận thức đúng đắn vềmộttìnhbạn,tình yêu đẹp.Điềunàycó ảnh hưởng rất lớn tới động lực vàchi phốihành độngcủa thanh niên hiện nay. Vìvậy, giáo dụcthái độ đúng mực trongtìnhbạn,tình yêu cho sinh viênlànhiệmvụvôcùng cần thiết. Tìnhbạn trong sáng, chânthành; tình yêu đúng đắn, cao đẹpchínhlà điểm tựa, là nguồn sức mạnh tinh thần giúp cho sinh viên vươn lên trong cuộc sống, giúp họ gắnbó với tập thể, với cộng đồng, luôn có ý thức hướng tới tập thể, quan tâm giúp đỡ nhau, nhờ đó hình thành lối sống mới, tiến bộ trong mỗi con người. Tuy nhiên, nhiều sinh viên hiện nay cólối sống lệchlạc,phóngtúng, tự do vôkỷluật, mắc phảicác tệ nạnxãhội như trộm cắp, lừa đảo,gái điếm, trai bao, môi giới mại dâm... những việc làm này đang làm mất đi hình ảnh tốt đẹp củahọ đối vớimọi người.Vìthếcầnphải nghiêmtúc phêphán một bộphận sinh viêncóquan niệmtình yêu thiếu nghiêmtúc, sống thử, sống gấp...

Ngoài ra, cầnchú ý xây dựngvàduytrì thói quen tốt trong sinhhoạthàng ngày cho sinh viên như thói quen đọc sách, thưởng thức nghệ thuật, chơi thể thao... để có lối sống lành mạnh. Hiện nay, ngoài việc tìm đọc các sách giải trí, sinh viên vẫntìmsách chuyên sâu, tinhọc,ngoại ngữ,kỹ năng sống... nhữngngày hội sách thu hút được đông đảobạn đọc đến mua sách. Đây là thói quen tốt cần phải đượcphát huy hơn nữa trong thanh niênnói chungvàsinh viênnói riêng.

2.2. GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VAI TRÒ CỦANÓ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)