giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong bốicảnhtoàn cầuhóa hiện nay
Dưới tác động của nền KTTT, của toàn cầu hóa, các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam có những biến đổi nhất định. Thực trạng vấn đề phát
huy các giá trị đó trong xây dựng lối sống sinh viên cho thấy, nó vừa mang tínhkhách quan vừa mangtínhchủquan, vừacónhững ưu điểm cầnphát huy vừa có những hạn chế cần khắc phục.Vì vậy, để phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên, chúng ta cầnphải tìm hiểuđếncáchình thức,phương pháptác độngđiềuchỉnhhành vi con người.
Ở đây, luận án tập trung phân tích thực trạng các hình thức, các phương pháp phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc để xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong thời gian vừa qua. Đây cũng chính là quá trình tổ chức hoạt động thực tiễnđểxây dựng lối sống mới cho sinh viên vừa qua.
Một là,sự chủ động phối kết hợp giữa các tổchức,đoàn thể chínhtrị- xã hội trong việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng lối sống mới cho sinh viên.
Có thể nói rằng, từ khi Nghịquyết Hộinghị BCH TW Đảng lần thứ năm khóa VIII ra đời, nhận thức về văn hóa nói chung, về các giá trị đạo đức truyền thống, về nếp sống, lối sống đến nay đã có những chuyển biến tích cực. Điều này thể hiện ở chỗ, chúng ta thừa nhận văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là một trong những mục tiêu, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng con người. Qua các phong trào vận động quần chúng, như nhận định của Đảng ta, các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có các giá trị đạo đức truyền thống bắt đầu thấm sâu vào mọi mặt của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị, xãhội, pháp luật đến sinhhoạt mọi mặt của con người, khắc phục được cách nhìn đơn giản, máy móc về văn hóa và các giá trị đạo đức truyền thống.
Từ việc nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của đạo đức, giá trị đạo đức truyền thống, việc các cấpủy đảng,chính quyền, đoàn thể từ TWđến địa phương đều quan tâm đầu tư cho đạo đức, lối sống, coi việc xây dựng con người có phẩm chất đạo đức tốt, nếp sống văn minh, lối sống lành mạnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết. Cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, cải cáchhành chính, hoàn thiệnpháp luật,kỷ niệm các ngày
lễ lớn và đặc biệt là cuộc vận động học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh được tiếnhành rộngrãi trongcảnước vừa qua đã đi vàomọi tầng lớp trongxã hội, góp phần thúc đẩy việc giáo dục đạo đức, lối sống trong toàn xã hội. Ở đây, việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên đang được chú ý đặc biệt.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VHội Sinh viên Việt Nam (1993), phát biểu tại đại hội, nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười đã thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng ghi nhận những những đóng góp to lớn của thế hệ học sinh - sinh viên và tổ chức Hội trong sự nghiệp cách mạng của đất nước:sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội có thành công hay không, đất nước ta bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng hay không chủ yếu do thanh niên hiện quyết định, trong đó sinh viên là bộ phận có vai trò quan trọng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1998)Hội Sinh viên ViệtNam được tổ chức với khẩu hiệu hành động “Sinh viên Việt Nam rèn đức, luyện tài vì tương lai tươi sáng” và 6 chương trình hành động cụ thể: giáo dục và rèn luyện của sinh viên; sinh viên học tập và nghiên cứu khoa học và phát triển tài năng; sinh viên tham gia xây dựng môi trường giáo dục; sinh viên tích cực rèn luyện thể lực, xây dựng đời sống văn hoá tinh thần phong phú và lành mạnh;
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), Đảng ta xác định: một trong nhữngmục tiêu to lớncủa thờikỳ cáchmạng hiện naylà
xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa của thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam [32, tr.371].
Hiện nay, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội sinh viên Việt Nam đã cho thấy sự chủ động trong việc phát huycác giá trị đạo đức truyền thống để xây dựng lối sống mới cho sinh viên. Bởi công tác giáo dục chính trị, tư tưởng,
đạo đức, lối sống cho sinh viên là nhiệm vụ quan trọng và cơ bản nhằm góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức mới, lối sống mới xã hội chủ nghĩa cho sinh viên. Khẳng định điều đó, Đại hội Đại biểutoàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứIX chỉ rõ:
Nhiệm vụ quantrọng của Đoàn trong giai đoạn mới là xây dựng lớp thanh niên giàu lòng yêu nước, cólối sống đẹp,có ý thức công dân, biết xử lý hài hòa lợi íchcủa bản thân trong lợi ích chungcủa tập thể, cộng đồng; có lýtưởngcáchmạngvà bảnlĩnhchínhtrịvữngvàng; có tri thức, chuyên môn, nghiệpvụ và kỹ năng lao độnggiỏi; có văn hóa vàsống tình nghĩa;có sức khỏe thể chất vàtinh thần lành mạnh; giàu nhiệt huyếtsángtạovà tinh thầntình nguyện [37, tr.17].
Trong đó, người thanh niên mà Đoàn tập trung xây dựng phải là người vừa biết giữ gìnvà phát huycácgiá trịtruyền thống tốt đẹpcủa dân tộc, vừa biết làm giàu văn hóa dân tộc bằng nhữnggiá trị, tinh hoa văn hóa nhânloại,làhiện thân tiêu biểucủa các giá trị văn hóa Việt Nam, tin tưởng tuyệt đốivào sự lãnh đạo của Đảng, trung thành với chế độ XHCNvà thể hiện bằng quyết tâm hành độngvì “Dân giàu, nướcmạnh,xãhội công bằng, dânchủ, văn minh”.
Với định hướng đó, các trường đại học và cao đẳng cùng với Đoàn và Hội sinh viên Việt Nam không ngừng đổi mới các hình thức giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, đã tổ chức thực hiện nhiều phong trào hành động cách mạng như “Thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “Thanh niên tình nguyện”, đợt sinh hoạt chính trị “Tiếp lửa truyền thống - mãi mãi tuổi 20”, cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”,“TuổitrẻViệt Nam tiến bước dưới cờ Đảng”,“Tuổitrẻsống đẹp, sốngcó ích”… Đảng ta luôn nhìn thấy vai trò to lớn và tiềm năng dồi dào của thanh niên, Đảng đặt niềm tin vào thanh niên và có chủ trương, chính sách đúng đắn để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trẻ phục vụ cho đất nước. Đấy chính là môi trường tốt nhất để Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam tổ chứctốt phong trào thanh niên.
Hội sinh viên tích cực triển khai những hoạt động góp phần phát triển sinh viên nghiên cứu khoa học, các cuộc thi sáng tạo, thi olympic, các diễn đàn, hội thảo; phối hợp tổ chức các kỳ kiến tập, thực tập, các đợt tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm; thường xuyên tổ chức kịp thời các hình thức tôn vinh các gương sinh viên đạt kết quả cao trong các kỳ thi Olympic, trong nghiên cứu khoa học... Phối hợp với các tổ chức đơn vị trong mỗi trường để thường xuyên tổ chức các “ngày thứ bảy tình nguyện”, “ngày chủ nhật xanh”, chú trọng tới tình nguyện tại chỗ.Các liên chi đoàn phân công và đăng ký các công trình, phần việc sinh viên như: giảng đường tự quản, ký túc xá tự quản, phòng học kiểu mẫu, phòng trọ kiểu mẫu... góp phần xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp.
Cùng với các hoạt động của Bộ Giáo dục, trường đại học và cao đẳng, các tổ chức Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội sinh viên Việt Nam, các tổ chức trính trị khác như Công Đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội doanh nghiệptrẻ, Hội tríthức trẻ cũng đóng vai trò quan trọng trong phát huy cácgiá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên.Ở đây, sự chủ độngcủa các gia đình có vai trò đặc biệt quantrọng. Các tổchức trên đây có những hoạt động ngày càng gầngũi, thiết thực, lan tỏa, phùhợp với đối tượng sinh viên,được xã hội đồng tình và đánh giá cao, góp phần quan trọng bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thốngvẻvang của dân tộc, hình thành cho sinh viên giàulòng yêu nước, tin tưởng vào sự lãnh đạocủa Đảng. Điều đó sẽ là động lực khuyến khích sinh viên tự giác học tập, rèn luyện để có tri thức, có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, góp phầntích cựcvào sự nghiệp xây dựngvà bảo vệtổquốc.
Hai là, phát huy giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng lối sống mới cho sinh viên thông qua các hình thức giáodục phongphú, đa dạng trong nhà trường.
Nhà trường là môi trường giáo dục chính qui với mục tiêu “Đào tạo con người Việt Namphát triểntoàn diện,có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành vớilý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình
thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầucủa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc” (Luật Giáodục 2005,điều 2), nhà trường được coi là một trong những tổ chức chính thống của xã hội có chức năng giáodục đạo đức vàtruyềndạycác giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên.Văn kiện Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ XI đãnêurõ: “Tập trung nâng cao chất lượnggiáodục,đàotạo, coitrọnggiáodục đạo đức, lối sống,năng lực sáng tạo,kỹ năng thực hành,khả năng lập nghiệp” [33, tr.131] đểxây dựng những thếhệsinh viêncó đạo đức, lối sống trongsánglành mạnh,cólập trường tư tưởng chính trị vững vàng, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và phát triển đất nước hiện nay. Nhiệm vụ này trước hết thuộc vềvaitrò củagiáodụclý luậnMác - Lênin trong trường đạihọc.
Giáodụclý luậnMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên nhằm góp phần hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan mới trong xây dựng lối sống cho sinh viên vừa kế thừa truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhânloại.
Giáodục đạo đức học Mác - Lênin trongcác trường đại học,cao đẳng là một yếu tố rất quan trọng góp phần xây dựng đạo đức mới, lối sống mới cho mỗi sinh viên. Bởi lẽ, đối với mỗi sinh viên, những tri thức đạo đức, quan điểm đạo đức Mác - Lênin chính là cơ sở lý tính quan trọng để chủ thể đạo đức lựa chọnvà tiếp nhận kế thừa đổi mới những chuẩn mực đạo đức của dân tộc, những nguyên tắc đạo đức tốt đẹpđểnhằm xây dựng đạo đức mới, lối sống mới. Ngày nay, nhiều quốc gia đã chú ý đến việc giáodục ý thức đạo đức cho thế hệ trẻ ở trong nhà trường từ các cấp bậc học thấp hơn cho đến trường đại học. Hàn quốc đã có luật riêng về giáodục văn hóa truyền thống chohọc sinh, sinh viên. Chính phủ không cấm thanh thiếu niên tham gia các hoạt động văn hóa du nhập từ bên ngoài vì đó là quyền tự do của mỗi người, nhưng thay vào đó là đẩymạnh giáo dục văn hóa trongnhà trường và ngoài xã hội từ đó hình thànhýthức, tình yêucủa con người đối với văn hóa truyền thống của dân tộc, tự hìnhthànhý chí bảo vệ văn hóa truyền thốngcủa dân tộc.
Ở Việt Nam, Đảngvà Nhà nước ta luôn quan tâmvà nhấn mạnh tầm quan trọngcủa việcgiáodụcýthức văn hóa (trong đó có ýthức văn hóa đạo đức truyền thống) cho sinh viên. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định “bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu nhân dân, lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức cách mạng trong toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt là thế hệ trẻ” [30, tr.283]. Cụ thể hơn, trước đó trong kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện nghị quyết TW 2 khóa VIII, phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 ngày 15/4/2009 đã nhấn mạnh “cần coi trọng cả ba mặt: dạy làm người, dạy chữ, dạy nghề; đặc biệt chú ý giáo dục lý tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc, giáo dục về Đảng... Bồi dưỡng cho thanh thiếu niên lòng yêu nước nồngnàn, tự hào dân tộc và khátvọngmãnh liệt vềxây dựng đất nướcgiàu mạnh,xãhội công bằng, dânchủ, văn minh”,và coi đó lànhiệmvụ hàng đầu.
Giáo dục ý thức văn hóa đạo đức truyền thống trong các trường đại học Việt Nam hiện nay bao gồm hoạt động chính khóa và ngoại khóa. Với các hoạt động ngoại khóa như thành lập các câu lạc bộ văn hóa, tham quan, dã ngoại, du lịch, các hoạt động văn hóa văn nghệ khác và giao lưu quốc tế về văn hóa. Còn chính khóa là việc cung cấp cho sinh viên các giá trị văn hóa, trong đó cóviệc giúp sinh viên hiểurõ hơn về cácgiá trị đạo đức truyền thống của dân tộc trong các giờ giảng của một số môn học như văn hóa học, cơ sở văn hóa Việt Nam, đạo đức học... trên giảng đường. Hiện nay, nhiều trường đại học đã giảng dạy các môn học này, nhất là các trường thuộc khối ngành khoahọc xãhộivà nhân văn.Còn việcgiáodục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc thông quacáchoạt động ngoạikhóa thì tấtcả các trường đại học triển khai sâu rộng với nhiều hình thức sáng tạo như các hoạt động mít tinh, gặp mặt nhân chứnglịch sử, vềnguồn,đếncác địa danhlịch sử...
Nhà trường chủ động tổ chức các cuộc thi, các diễn đàn, tọa đàm về lối sống, nếp sống văn minh như “Tuổi trẻ làm theo lời Bác - Sống đẹp, sống có ích”; Qua triển khai thực hiện, việc học tập và làm theo Bác đã tạo ra được
phong trào thi đua sâu rộng, sự chuyển biến mạnh mẽ trong thế hệ trẻ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, xây dựng lý tưởng sống đẹp, sống có ích trong thanh niên sinh viên hiện nay.
Bên cạnh đó, nhiều cuộc thi dành cho sinh viên cũng được tổchức nhằm giúp họ có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về truyền thống tốt đẹp và lịch sử hào hùng của cách mạng, của dân tộc ta như: “Tìm hiểu 60 năm thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, thi tìm hiểu “Những mốc son Thăng Long”, thi tìm hiểu “75 năm lịch sử vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”, “Âm vang Điện Biên”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Olympia dành cho sinh viên đại học”, “Thử sức cùng nhà tuyển dụng”, cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên "Tôi có thể nghiên cứu khoa học", cuộc thi online giữa các trường đại học và các sinh viên trong cả nước “2U! - Khẳng định phong cách sinh viên”… 60 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam với chủ đề “Tự hào