mới cho sinh viên gắn liền với mục tiêu xây dựng người sinh viên hiện đại, toàn diện
Đối với việc giáo dục truyền thống, ý thức trách nhiệm cho thanh niên, V.I.Lênin khẳng định:
Việc giáo dục thanh niên không phải là nói cho họ nghe những bài diễn văn êm dịu hay là những phép tắc đạo đức; không phải cái đó là giáo dục. Khi người ta thấy được cha mẹ mình sống dưới ách của bọn địa chủ và bọn tư sản như thế nào, khi chính người ta chịu chung nỗi khổ đau với những người mở đầu cuộc chiến đấu chống bọn bóc lột, khi người ta thấy rằng muốn tiếp tục chiến đấuthì phải hy sinh to lớn như thế nào để bảo vệ những thắng lợi mà cha, anh đã giành được và thấyrõ bọn địa chủ và bọn tư sảnlà những kẻhung tợn như thế nàothì khi đó người ta tự rèn luyện mình trong hoàn cảnh này để trở thành những người cộngsản [80, tr.351].
Vậndụngsángtạo quan điểmchủ nghĩa Mác - Lênin trong nhận thứccũng như trong hoạt động thực tiễn cách mạng, Hồ Chí Minh trở thành tấm gương sángcủa việc kếthừavà phát huy nhữnggiá trị đạo đức truyền thống tốt đẹpcủa
dân tộc trong xây dựng đạo đức, lối sống mới. Tư tưởng,tìnhcảm, lối sống của Người đều thể hiện sự kết hợp vô cùng tinh tế, nhuần nhuyễn giữa những tinh hoa văn hóa, đạo đức truyền thống dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệtlànhững tư tưởng đạo đứccáchmạngcủachủ nghĩaMác - Lênin.
Sinh thời, Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến giáo dục toàn diện, với sự cân bằng cả về giáo dục đức lẫn tài và mối quan hệ giữa hai mặt đó trong sự hoàn thiện nhân cách, lối sống mới - con người xã hội chủ nghĩa. Người từng dạy: trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt như đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất. Đồng thời Người còn chỉ rõ: “Việc giáo dục gồm có: đức, trí, thể, mỹ”. Nền giáo dục toàn diện ngày nay chúng ta hướng tới không nằm ngoài lời dạy của Người, thể hiện qua sự vận dụng sáng tạo kết hợp với chắt lọc sự tiên tiến của các nền giáo dục trong khu vực và trên thế giới.
Tư tưởng giáo dục toàn diện của Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho chúng ta thấy được mô hình chung của con người phải đào tạo trên những định hướng chính về các mặt phẩm chất và tài năng cùng mối liên hệ giữa các mặt đó với nhau để cùng hoàn thiện nhân cách. Đó là cơ sở tư tưởng và lý luận để chúng ta vạch ra chiến lược con người cho thế kỷ XXI.
Trong tư tưởng về phương pháp giáo dục, Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến vấn đề tự học và học tập suốt đời. Người quan niệm: "Về cách học, phải lấy tự học làm cốt". Điều này tương đồng với quan điểm của Lênin: “Học, học nữa, học mãi”. Tư tưởng tự học của Người có thể quy thành 5 vấn đề:
- Trong việc tự học, điều quan trọng hàng đầu là xác định rõ mục đích học tập và xây dựng động cơ học tập đúng đắn.
- Phải tự mình laođộng để tạo điều kiện cho việc tự học suốt đời.
- Muốn tự học thành công, phải có kế hoạch sắp xếp thời gian học tập, phải bền bỉ, kiên trì thực hiện kế hoạch đến cùng, không lùi bước trước mọi trở ngại.
- Phải triệt để tận dụng mọi hoàn cảnh, mọi phương tiện, mọi hình thức để tự học.
- Học đến đâu, ra sức luyện tập thực hành đến đó.
Trên cơ sở lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn luôn coi trọng vấn đề giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc trong xây dựng đạo đức mới, lối sống mới. Trong Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt, Đảng và Nhà nước ta xác định đây là bộ phận cấu thành quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2011 - 2020 góp phần bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người, nhằm mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Mục tiêu đối với thanh niên Việt Nam được đặt ra là xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, giàu lòng yêu nước, có đạo đức cách mạng, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa; có trình độ học vấn, nghề nghiệp và việc làm; có văn hóa, sức khỏe, kỹ năng sống và ý chí vươn lên; xung kích, sáng tạo làm chủ khoa học, công nghệ tiên tiến; hình thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Phát huy vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đây là những mục tiêu và chỉ tiêu quan trọng nhằm phát triển thanh niên sinh viên Việt Nam một cách toàn diện, từ thể chất đến tinh thần, từ ý thức công dân đến lý tưởng sống, từ năng lực, trình độ đến kỹ năng, khát vọng sống, khả năng làm chủ tri thức và hội nhập thời đại, nhằm hình thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước ta.
Như vậy, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về việc phát huy giá trị truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc trong xây dựng lối sống mới là hết sức đúng đắn, vừa thể hiện tính khoa học, cách mạng, vừa mang đậm tính nhân văn sâu sắc. Do đó, trong quá trình xây dựng lối sống mới cho thanh niên sinh viên hiện nay chúng ta cầnquán triệt, trung
thành, đồng thời vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh cũng như đường lối,chủ trương của Đảng về giáodụcgiá trị truyền thống, xây dựng cho đất nước lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng có đời sống tinh thần cao đẹp,có trình độ khoa học, kỹ thuật cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,xãhội công bằng, dânchủ và văn minh.
4.1.3. Phát huygiá trị đạo đức trong xây dựng lối sống cho sinh viêngắn với việc tạo lập môi trường học đường lành mạnh trong bối cảnh