Bảo đảm thống nhất giữa truyền thống và hiện đại, kế thừa và đổi mới đối với việcphát huy giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây

Một phần của tài liệu Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (Trang 125 - 128)

dựng lối sống mới cho sinh viên trong bốicảnhtoàn cầuhóa hiện nay

Truyền thống xét về đặc trưng lànhững gì đãtrở thành ổn định bền vững tương đối được đông đảo xã hội thừa nhận, hơn nữa đã in sâu vào tâm lý, tập quán của con người từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sức mạnh của truyền thống ở chỗ nó làmột hiện tượng tâm lý, tồntại như mộtbản năng bẩm sinh, thôithúc từ bên trong khiến chohành động hàng ngàycủa con người được thể hiện một cách thoải mái. Ngày nay, trong giai đoạn cách mạng mới đòi hỏi phải phát huy truyền thống để góp phần tích cực vào cuộc cách mạng trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa và xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam. Nhưng vấnđề đặt ra là chúng ta kế thừa, từ bỏ những di sản nào? Đây là vấn đề thiết thực cần giải quyết, nhưng cũng rất khó khăn. Truyền thống không phải cái gì đó di chuyển ngay vào con người mà chỉ là chất liệu phải được cải tạo biến đổi nâng lên để thành những nhân tố trong cấu trúc của hệ thống những yếu tốnhâncách con người. Sự biến đổinày hôm naychínhlà trong sự tác động qua lại với những nhân tố của hiện đại ở nước ta và trên thế giới. Tức là chúng ta phảichú ý đến nhân tốhiện đại trong việc kế thừa và đổi mới giá trị đạo đức truyền thống tronggiáodục đạo đức lối sống cho sinh viên.

Trong điều kiện mở cửa, hội nhập, toàn cầu hóa và sự bùng nổ thông tin hiện nay, tất yếuchúng ta phải kết hợp được các giá trị đạo đức truyền thống

với những giá trị đạo đức hiện đại, nhằm nâng những giá trị đó lên một tầm cao mới.

Như đã khẳng định, tinh thần yêu nước là giá trị cốt lõi trong hệ thống giá trị đạo đức - tinh thần của dân tộc Việt Nam. Song, cùng với sự biến đổi của lịch sử, tinh thần yêu nước cũng phải được bổsung và phát triển chophù hợp với yêu cầu của từng giai đoạnlịch sử. Trước yêu cầu mới của thực tiễn hiện nay, tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm trước đây, nay phải chuyển hóa thành ý chí vươn lên làm chủ khoahọc công nghệ, làm giàu cho bản thân,gia đìnhvà xã hội, quyết tâm thực hiện mục tiêu:“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ và văn minh”; nhất định không để mất nước, không chịu làm nô lệ, không cam chịu đóinghèolạc hậuvàlệ thuộc.

Ngày nay, yêu nước là phải kiên quyết chốngnạn tham nhũng, buôn lậu, ma túy và các tệ nạn xã hội - những hiện tượng tiêu cực này đang trở nên nhức nhối trong xã hội, từng ngày, từng giờ làm xói mòn các giá trị đạo đức truyền thống, ngăn trở quá trình xây dựng lối sống mới cho thanh niên sinh viên,đe dọa antoànxãhội,làm chệch hướng XHCN.

Yêu nước ngày nay còn là ý thức cao độ về niềm tự hào dân tộc. Đó chính là nội lực to lớn góp phần giúp chúng ta chiến thắng kẻ thù, vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Ý thức tự hào về truyền thống dân tộc phải gắn liền với ý thức tự lực, tự cường, ýthức vươn lên bằng đôi chân, sức lực của chính mình, không bi quan,chán nản nhưng cũng không ảo tưởng, chủ quan, hướng tớimục tiêu xây dựng xãhộingày một tốt đẹp hơn.

Truyền thống nhân ái của dân tộc ta là yếu tố thuận lợi cho việc tiếp thu những giá trị nhân đạo của nhân loại, tạo nên những giá trị mới phù hợp với sự phát triển của thời đại. Trong giai đoạn trước, lòng nhân ái mới chỉ là sự giúp đỡ, xẻ chia nhau miếng cơm, mạnh áo trong hoạn nạn khi “tối lửa tắt đèn” chứ chưa tạo điều kiện cho người khác vươn lên làm chủ cuộc sống của chínhmình.Trong điều kiện hiện nay,yêu thương con ngườinghĩalà phảitạo

điều kiện cho con người phát huy mọi năng lực cá nhân, kích thích khả năng sáng tạocủa con người.Đối với sinh viên đây làvấnđề có ý nghĩa rất lớn lao, họ chỉ có thể phát huy được tiềm năng to lớn, sức sáng tạo khi được tạo điều kiện,khi được tôi luyện thử thách trong hoạt động thực tiễn. Chỉ khi được tin tưởng,được gánh vác trọng trách thì họmới thực sự được chắp cánh bay cao, bay xa.

Mặt khác, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, lòng nhân ái không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, dân tộc, mà đòi hỏi phải mở rộng trên phạm vi toàn thế giới để các dân tộc xích lại gần nhau, cùng nhau giải quyết những vấnđềmangtính toàn cầu như:bảo vệ thiên nhiên,bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, chống bệnh tật, chống chiến tranh và chủ nghĩa khủng bố...vì hạnh phúc và tương lai của nhân loại. Giúp sinh viên ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện những vấn đề này cũng là một yêu cầu trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên.

Với tinh thần đoàn kết, dân tộc Việt Nam đã giành được nhiều thắng lợi trước kẻ thù, vượt qua được nhiềukhó khăn đểgiữ và phát triểnxãhội. Trong cuộc sống, sinh hoạt và học tập của sinh viên không thể thiếu đi tinh thần đoàn kết, nhưng cũng phải chú ý tránh không bị lạm dụng, trong sinh viên không có hiện tượng bao che khuyết điểm cho nhau, bao che những hành vi thiếu đúng đắn, nhữnghành vi không văn hóacủa nhau...

Những giá trị đạo đức truyền thống nếu không cósự thống nhất, kết hợp với những giá trị mới, bổsung trong sự đổi mới vànâng lên một tầm cao mới để đáp ứng những đòi hỏi của lịch sử - xã hội, sẽ gây cản trở, tạo nên xung đột giữa sức nặng, uy lực của truyền thống với yêu cầu đổi mới của xã hội hiện tại; giữa khuôn thức, mẫu mực mà quá khứ trao lại với khả năng sáng tạo,thích nghi, hướng tới tương lai.

Tóm lại, quán triệt quan điểm bảo đảm thống nhất giữa truyền thống và hiện đại, kế thừa và đổi mới tronggiáodục giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng lối sống mới cho sinh viên phảibảo đảm yêu cầu:

- Giáo dục truyền thống yêu nước và tinh thần dân tộc gắn liền với yêu CNXH, yêu nhân dân,phụcvụ nhân dân.

- Giáo dục tinh thần đoàn kết cộng đồng gắn liền với tinh thần đoàn kết quốc tế.

- Giáo dục lòng dũng cảm, truyền thống nhân ái, thủy chung, khát vọng hòa bình, hiếuhọcvà quý trọng người hiềntài gắn liền với giáodục chủ nghĩa nhân văn XHCN, lối sống mới XHCN.

- Giáo dục truyền thống lao động cầncù sáng tạo, lạc quan, tinh thần tiết kiệm, vượt khó, khiêm tốn, trung thực gắn liền với tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đấu tranh, dám chấp nhận cạnh tranh trong kinh tế thịtrường.

Một phần của tài liệu Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (Trang 125 - 128)